Agribank Đông Long An đồng hành giúp nông dân phát triển chanh không hạt

Những năm gân đây, từ nguồn vốn của Agribank Đông Long An đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống người nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Từ đây, cây chanh không hạt của vùng Bến Lức đã mang lại cho nông dân vị ngọt ngào, kinh tế phát triển.

Chúng tôi trở lại thăm Bến Lức, Long An sau dịch COVID-19. Bến Lức trước đây được biết đến là vùng chuyên canh cây mía của tỉnh Long An. Tuy nhiên, liên tiếp các vụ mía đều không cho hiệu quả cao, giá mía bấp bênh, đời sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng nay, vùng đất này đã xanh mướt với những vườn chanh không hạt.

Chú thích ảnh
Chanh không hạt mang lại giá trị cao cho vùng đất Bến Lức, Long An

Việc chuyển hướng từ trồng cây mía sang loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn đã được các ngành chức năng, địa phương và người dân nghiên cứu triển khai. Đáp ứng nhu cầu đó, chanh không hạt được cho là loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở các xã vùng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế. Theo đó, từ năm 2002, cùng với sự hỗ trợ của các ngành chức năng và sự tìm hiểu của người nông dân, nhiều hộ ở Bến Lức đã mạnh dạn chuyển đổi từ cây mía sang cây chanh không hạt. Đến nay, chanh không hạt đã thực sự đồng hành cùng bà con nông dân Bến Lức, góp phần cải thiện cuộc sống của người nông dân và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Ông Nguyễn Văn Lượng ở ấp 6, xã Bình Đức, huyện Bến Lức cho biết, khi chuyển đổi sang trồng chanh không hạt, với 7 mẫu đất thì vốn đầu tư ban đầu khoảng 300 - 400 triệu đồng/mẫu. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu nông sản của nước ta, giá chanh chỉ giao động từ 20.000 đồng trở lại, nhưng đối với mức giá này người dân vẫn có lãi. Đối với ông Lượng, việc trồng chanh không hạt cho hiệu quả tốt hơn các loại cây khác. Mỗi tháng, gia đình ông Lượng có thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng.

Anh Dương Thành Hải (xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức) chia sẻ: “Cây chanh cho thu hoạch quanh năm, đạt hiệu quả cao hơn so với cây mía. Việc trồng chanh trên địa bàn là hợp lý nhất, bởi cây chanh vẫn có thể phát triển tốt trong điều kiện nước nhiễm phèn, xâm nhập mặn, còn các cây trồng khác thì không cho năng suất cao. Đồng thời, nhờ sự hỗ trợ và đồng hành của Agribank, nông dân có vốn đầu tư ban đầu, sau 2 – 3 năm thì thu hồi được vốn và có lãi, từ đó có thể phát triển cây chanh tốt hơn và nhân rộng quy mô trên địa bàn”.

Những năm gần đây, cây chanh không hạt đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân huyện Bến Lức. Cây chanh có thể cho trái sau 20 tháng, thu hoạch quanh năm và tuổi thọ của cây kéo dài hơn 10 năm. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân đầu tư và cải tạo trồng mới, Agribank chi nhánh Đông Long An luôn sát cánh và đồng hành kịp thời cùng bà con nông dân. Theo thống kê của Agribank chi nhánh Đông Long An, tỷ lệ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là 89,5% tổng dư nợ cho vay. Riêng dư nợ cho vay theo mô hình trồng chanh không hạt là 130 tỷ đồng, với 725 khách hàng, chiếm 2,3% tổng dư nợ.

Ông Phạm Văn Trài, Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa, nhận xét: “Xã Thạnh Hòa là xã vùng sâu của huyện Bến Lức, trước đây bà con đa phần là trồng mía, nhưng không mang lại hiệu quả cao, kể từ khi chuyển sang trồng chanh không hạt đến nay, cuộc sống bà con nông dân thay đổi theo chiều hướng tốt, tỷ hệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm và hiện nay số hộ có điều kiện kinh tế tăng lên. Đối với cây chanh thì tương đối khó trồng và chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Được sự hỗ trợ của Agribank, bà con rất mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là trồng chanh không hạt đã mang lại hiệu quả kinh tế gia đình ổn định trong thời gian vừa qua”.

Sự cần mẫn, quyết tâm của bà con nông dân cùng với sự đồng hành kịp thời của Agribank chi nhánh Đông Long An đã góp phần nâng cao đời sống người dân, mang lại những thành quả thiết thực trong phát triển nông nghiệp địa phương. Chanh không hạt – loại cây mang thương hiệu của huyện Bến Lức đã và đang từng bước khẳng định chất lượng và sẽ ngày càng tiến xa hơn trên thị trường trong nước và quốc tế

GIOI GIANG
Agribank tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp  hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19
Agribank tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Sáng ngày 25/4/2020, Agribank tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 178 điểm cầu từ Trụ sở chính tới các Chi nhánh cấp tỉnh, thành phố, huyện trong toàn hệ thống nhằm triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN