“Tăng lực” cho thị trường nước giải khát

Trung bình mỗi năm, một người Việt Nam mới chỉ uống khoảng 3 lít nước giải khát đóng chai không cồn, trong khi mức bình quân của người Philíppin là 50 lít/năm.

 

Thị trường xuất hiện nước tăng lực Number One Chanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Theo dự báo, năm nay tổng lượng đồ uống bán lẻ ở Việt Nam tăng gần 50% so với năm 2007. Đây chính là lý do khiến thị trường nước giải khát (NGK) ngày càng được các nhà đầu tư nhòm ngó.

 

Thêm nhiều lựa chọn


Nếu như những năm trước đây, thị trường NGK tại Việt Nam vẫn còn khá nghèo nàn và người tiêu dùng (NTD) gần như chỉ biết đến các loại đồ uống có gas đóng chai thì nay đã hoàn toàn khác. Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và tăng cao của NTD, nhiều loại sản phẩm đồ uống đã nhanh chóng có mặt trên thị trường.


Hiện nay, trên thị trường có 7 dòng sản phẩm đồ uống chính gồm: nước ngọt có gas, trà xanh, nước tinh khiết, nước uống thể thao, nước tăng lực, nước ép trái cây và sữa uống liền. Theo Hiệp hội Bia và Nước giải khát Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay, chỉ riêng ngành hàng nước tăng lực đã tăng trưởng 27%.


Không khó để NTD có thể mua được các sản phẩm đồ uống ưa thích, từ các nhãn hàng Việt Nam đến thế giới, ở ngay đường phố hay trong siêu thị. Đây cũng là lý do khiến doanh thu của ngành hàng NGK ngày càng tăng và còn được dự đoán là sẽ còn tăng cao hơn trong những năm tới.


Nắm bắt được cơ hội này, các nhà sản xuất uy tín đã rất “chịu khó” đầu tư mở rộng thêm nhà máy, tung ra sản phẩm NGK mới… Điển hình là Tân Hiệp Phát, một tập đoàn NGK có thương hiệu nổi tiếng vừa liên tiếp xây dựng thêm các nhà máy mới sản xuất 40 loại sản phẩm đồ uống của tập đoàn này tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên với nhà máy NGK Number One Chu Lai (công suất 600 triệu lít/năm) và miền Bắc với nhà máy NGK Number One Hà Nam (tổng công suất 950 triệu lít/năm). Tập đoàn này cũng vừa tung ra thị trường thêm sản phẩm Number One Chanh với hương vị mới lạ, hấp dẫn, làm phân khúc thị trường nước tăng lực “dậy sóng”.

 

Chất lượng là giấy “bảo hành”


Nhiều sản phẩm, nhiều chủng loại đồ uống khác nhau đồng nghĩa với việc NTD có thêm nhiều sự lựa chọn. Nhưng, về mặt khác, cũng đồng nghĩa với việc NTD càng khó lựa chọn cho mình loại sản phẩm tốt, phù hợp và ưa thích nhất. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng gian nan hơn trong việc chinh phục thị trường này.


Theo bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát: “Thị trường nước giải khát Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy, Tân Hiệp Phát đã đầu tư mở rộng thêm 2 nhà máy mới, tăng công suất để phục vụ và thỏa mãn nhu cầu của NTD Việt. Các nhà máy đều được đầu tư 100% các dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại nhất từ châu Âu, quy trình sản xuất khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh”.


Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến các sản phẩm đồ uống của Tân Hiệp Phát luôn được NTD tín nhiệm. Có thể nói, chất lượng đồ uống trong thời buổi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn gióng lên những hồi chuông cảnh báo như hiện nay thì việc đầu tư công nghệ, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở thành tờ giấy “bảo hành” cho các sản phẩm khi đưa sản phẩm ra thị trường để đến tay NTD.


Chị Nguyễn Hoàng Hoa, phố Quan Nhân, Hà Nội chia sẻ: “Các con tôi đều độ tuổi teen, uống rất nhiều nước mỗi ngày. Chính vì vậy, tôi luôn chọn các loại nước giải khát có thương hiệu, uy tín, đảm bảo chất lượng cho các con để an tâm hơn khi sử dụng…”.


Có lẽ, đây cũng là lý do khiến các loại đồ uống dạng này bán rất chạy tại các đại lý NGK hay siêu thị. Các chuyên gia về ngành hàng NGK khẳng định, thị trường NGK chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh và là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp khai thác. Nhưng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chỉ có những nhà sản xuất biết đặt uy tín sản phẩm lên hàng đầu, biết tung ra các sản phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng và biết chiêu thức quảng bá thì mới đứng vững và chiến thắng.


HNV

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN