Nuiphao Mining tạo dựng vị thế mới trong Ngành khai khoáng Việt Nam

Sau 5 năm kể từ ngày Tập đoàn Massan tiếp quản và tái khởi động Dự án mỏ đa kim Núi Pháo thuộc địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đến nay, mỏ Núi Pháo (do Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo -  Nuiphao Mining quản lý và vận hành) đã trở thành khu mỏ hiện đại bậc nhất Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm volfarm từ Núi Pháo đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đóng góp đáng kể vào việc tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên.

Công ty Liên doanh Núi Pháo - H.C.Starck nhận chứng chỉ dự án ứng dụng công nghệ cao.


Vươn tầm quốc tế

Dự án mỏ Núi Pháo được thực hiện trên diện tích 720 ha, có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 10.000 tỷ đồng. Các sản phẩm của Dự án bao gồm vonfram, fluorit, bismut và đồng. Trữ lượng của mỏ Núi Pháo đã được khảo sát thăm dò tỉ mỉ và được Hội đồng trữ lượng khoáng sản Quốc gia công nhận, với khoáng sản thương phẩm chiến lược là vonfram. Kể từ khi đi vào sản xuất chính thức cuối năm 2013, Nuiphao Mining đã tạo việc làm ổn định cho hơn 900  lao động địa phương. Riêng năm 2014, doanh thu trong nước và xuất khẩu của mỏ Núi Pháo đạt hàng trăm triệu USD, đóng góp vào ngân sách Trung ương và địa phương đến nay đạt trên 700 tỉ đồng. 

Ông Vũ Hồng, Phó Tổng Giám đốc Nuiphao Mining cho biết: Điểm khác biệt so với các dự án khai khoáng khác tại Việt Nam đó là việc Tập đoàn Masan triển khai dự án không chỉ tuân thủ đầy đủ theo quy định pháp luật của Nhà nước mà còn áp dụng theo các tiêu chuẩn tốt nhất trên thế giới về sử dụng nguồn nhân lực, quản lý an toàn, về môi trường, về trách nhiệm xã hội, về triển khai xây dựng và các hoạt động khai thác chế biến. Dự án Núi Pháo đã đảm bảo an toàn lao động, tính đến hết tháng 7 năm 2015, dự án đã đạt 10.889.386 giờ công lao động an toàn không có tai nạn thương vong. Dự án Núi Pháo đã đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và cộng đồng địa phương. Tuy chỉ mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, Dự án đã được nhận giải thưởng “Xuất Sắc tại châu Á - Thái Bình Dương” do tạp chí Asia - Pacific Economic Review trao tặng căn cứ vào sự đóng góp của Dự án vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; giải thưởng “Thương hiệu Xanh” từ Tạp chí Kinh tế và Dự án thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đầu năm 2015, Dự án cũng mới nhận được Giải thưởng “Doanh nghiệp đổi mới công nghệ hướng tới phát triển kinh tế xanh” từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường; được Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế tặng bằng khen vì thành tích chấp hành pháp luật thuế, được UBND tỉnh Thái Nguyên tặng thưởng Bằng khen và danh hiệu “Doanh nghiệp xuất sắc” năm 2014…

Bình minh trên moong khai thác.


Những tiềm năng hấp dẫn

Để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, cũng như chuẩn hóa các quy trình chế biến vonfram, Masan Resources (Công ty mẹ của Nuiphao Mining) đã chủ động tìm kiếm và liên doanh với Tập đoàn công nghệ luyện kim công nghệ cao hàng đầu thế giới là H.C. Starck của CHLB Đức thành lập Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C. Starck (Công ty Liên doanh). Công ty Núi Pháo chịu trách nhiệm cung cấp (bán nguyên liệu) đầu vào WO3≥ 60% cho Công ty Liên doanh. Công ty Núi Pháo góp 51% vốn điều lệ và Tập đoàn H.C. Starck góp 49%. Tập đoàn H.C. Công ty Núi Pháo và H.C. Starck đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng và hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt đưa vào vận hành thử từ quý IV/2014 và hoàn thiện ngày 15/2/2015 với sản phẩm chế biến sâu là APT (Ammonium paratungstate), BTO (Oxit vonfram xanh) và YTO (Oxit vonfram vàng). Nhà máy chế biến sâu Vonfram công nghệ cao với sản phẩm tinh luyện trên 90%. Việc hình thành liên doanh chế biến sâu với công nghệ cao Vonfram được Chính phủ, các bộ, UBND tỉnh Thái Nguyên biểu dương và ủng hộ. Đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao. Việc chế biến các sản phẩm vonfram tạo điểm nhấn ngành công nghiệp chế biến khoáng sản tại Việt Nam và khu vực với công nghệ cao, tinh luyện Vonfram tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, tận thu, giảm thiểu lãng phí tài nguyên do xuất khẩu thô. Với trữ lượng vonfram được đánh giá đứng thứ 2 thế giới, trữ lượng Florit đứng thứ nhất thế giới, Nuiphao Mining đang dần trở thành  hình mẫu về khai thác, ứng dụng công nghệ cao và môi trường. Hiện tại, thị phần của Masan Resources đối với Vonfram chiếm khoảng 33% thị trường ngoài Trung Quốc, dự tính trong tương lai không xa, với việc đầu tư tìm kiếm khai thác mở rộng thêm,  Masan Resounces có khả năng sẽ chiếm tới hơn 50% thị phần.

Trong cuộc gặp với các cổ đông tiềm năng gần đây tại Hà Nội, ông Dominic Heaton, Tổng Giám đốc Masan Resources - một trong những CEO hàng đầu trong ngành khai khoáng thế giới nói rằng ông và các cộng sự đã quyết định gắn bó với Núi Pháo suốt cả vòng đời bởi ông tin tưởng vào tương lai sáng láng của nó.

Với những kế hoạch, chiến lược sản xuất, kinh doanh bài bản, có hiệu quả theo tôn chỉ “Cùng nhau thực hiện niềm tin Việt Nam”, chắc chắn Nuiphao Mining tiếp tục phát triển lên những tầm cao mới, tạo dựng những chuẩn mực mới trong ngành khai thác khoáng sản nước nhà, ghi tên Việt Nam trên bản đồ khoáng sản thế giới.                                                         

N.P.M
Nuiphao Mining xây dựng thương hiệu khai khoáng hàng đầu
Nuiphao Mining xây dựng thương hiệu khai khoáng hàng đầu

Chỉ hơn 4 năm kể từ ngày tái khởi động dự án mỏ đa kim Núi Pháo, Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nuiphao Mining) đã đưa vùng đất bán sơn địa trở thành khu liên hiệp khai thác, sản xuất, chế biến vônfram và florit hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN