Gỡ vướng cho DN đầu tư sang Campuchia

Theo UBND tỉnh Tây Ninh, hiện các doanh nghiệp, hộ kinh doanh... tỉnh Tây Ninh đầu tư sản xuất nông sản sang Campuchia ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chính sách thuế khác nhau giữa doanh nghiệp và tư nhân khiến nhiều người không mạnh dạn mở rộng đầu tư.

Ảnh internet


Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh... của Tây Ninh hiện nay đã có 18 dự án hợp tác đầu tư sản xuất hàng nông sản sang Campuchia, với diện tích hơn 800 ha sắn, mía. Dự tính năm 2011, khả năng đầu tư sản xuất sẽ tăng lên gần gấp đôi, khoảng 1.500 ha.

Tuy nhiên, theo thông tư số 61/2006/TT-BTC ngày 29/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách thuế ưu đãi đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước thì đối tượng áp chỉ là doanh nghiệp (không có hộ kinh doanh và tư nhân). Trên thực tế, hiện nay Tây Ninh chỉ có 2 doanh nghiệp đầu tư tại Campuchia, còn lại là 16 hộ kinh doanh.

Do đó, những hộ kinh doanh này thiệt thòi trong chính sách thuế, khiến họ đầu tư khá hạn chế. Đồng thời, danh mục các tỉnh đối diện được hưởng chính sách thuế ưu đãi thì Tây Ninh chỉ có tỉnh Kampong Cham, trong khi Tây Ninh có đường biên giới đài 240 km, tiếp giáp tới 3 tỉnh của Campuchia là Kampong Cham, Pray Veng, Svay Rieng.


Theo kiến nghị của UBND tỉnh Tây Ninh, Bộ Tài chính cần xem xét phân cấp cho UBND cấp tỉnh được cấp phép với những dự án đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp (không quá 100 tỷ đồng/dự án) và UBND cấp huyện cấp phép đầu tư ra nước ngoài cho hộ kinh doanh (không quá 10 tỷ đồng/dự án), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc xin phép đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng nông sản tại các tỉnh giáp biên giới với Campuchia.

Tin tức/TTXVN
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN