Hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ mới

Sự hợp tác công nghệ giữa hai tập đoàn công nghệ FPT và DIR sẽ góp phần hạ giá thành, phát triển ứng dụng công nghệ vào nhiều mặt đời sống xã hội, tăng tính cạnh tranh quốc tế.

Lễ ký kết hợp tác phát triển và nghiên cứu công nghệ mới.

Ngày 5/12, Công ty cổ phần FPT và Viện nghiên cứu Daiwa (DIR) ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ mới.


Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) Nguyễn Thành Hưng cho biết: Sự hợp tác công nghệ giữa hai đơn vị công nghệ FPT (Việt Nam) và DIR (Nhật Bản) sẽ góp phần hạ giá thành, phát triển ứng dụng công nghệ vào nhiều mặt đời sống xã hội. Chính phủ Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0.Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu Internet kết nối vạn vật trong thời gian sớm nhất;ưu tiên, chú trọng phát triển nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt là nhân lực công nghệ cao; xây dựng các thể chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) trong và ngoài nước.


Việt Nam hiện đang đứng đầu về chỉ số kinh tế ứng dụng di dộng trong 6 nước phát triển nhất khu vực ASEAN. Khoảng 60% dân số Việt Nam dưới 35 tuổi có khả năng tiếp cận nhanh công nghệ mới và khoảng 52% dân số sử dụng Internet. “Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp CNTT triển khai các chương trình nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ mới vào mọi mặt của đời sống xã hội”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết.


Dựa trên thế mạnh riêng, hai bên sẽ cùng hợp tác nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao dựa trên 4 công nghệ gồm: trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa quy trình dựa trên trí tuệ nhân tạo (RPA), nhận diện hình ảnh và phân tích dữ liệu theo thời gian thực và Blockchain.


Cụ thể là trong mảng công nghệ AI, hai bên sẽ cùng nghiên cứu phát triển dịch vụ chatbot cho các tập đoàn Nhật Bản. FPT sẽ cung cấp hạ tầng công nghệ dịch vụ chatbot và DIR sẽ cử các chuyên gia công nghệ sang Việt Nam hỗ trợ phát triển các công cụ và quy trình cho dịch vụ chatbot sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật. Hiện dịch vụ chatbot của FPT đang hỗ trợ hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh.


Trong mảng công nghệ RPA (công nghệ tự động hóa quy trình dựa trên trí tuệ nhân tạo), hai bên sẽ cùng nghiên cứu phát triển các hệ thống tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo và hỗ trợ đa giao diện đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng.


Hai bên cũng sẽ cùng hợp tác để ứng dụng công nghệ nhận diện hình ảnh và phân tích dữ liệu theo thời gian thực đã được FPT thử nghiệm thành công trong lĩnh vực xe tự hành để đưa ra một số ứng dụng mới trong lĩnh vực tài chính.


XC/Báo Tin tức
Từ ngày 1/12, cước dữ liệu internet chuyển vùng quốc tế giảm sâu
Từ ngày 1/12, cước dữ liệu internet chuyển vùng quốc tế giảm sâu

Nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng sử dụng dịch vụ internet mà không phải lo ngại vì cước phát sinh quá cao khi truy cập internet ở nước ngoài, nhà mạng VinaPhone triển khai chương trình giảm 95% dịch vụ data roaming (chuyển vùng quốc tế) kể từ ngày 1/12/2017.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN