Nhiều đổi mới nhờ thực hiện dân chủ ở cơ sở

Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có nhiều khởi sắc.

Đến nay, toàn tỉnh có 7/8 huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có: 30/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 14/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 333/1.355 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn nông thôn mới kiểu mẫu; có 101 sản phẩm xếp hạng OCOP (68 sản phẩm hạng 4 sao; 33 sản phẩm hạng 3 sao); 1.679/1.679 khu dân cư của 143 xã, phường, thị trấn thường xuyên sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước, việc thực hiện hương ước, quy ước đã phát huy vai trò tự quản của Nhân dân trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở.

Chú thích ảnh
Một buổi tiếp xúc cử tri huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Đức Phương/TTXVN

Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt. Vai trò, trách nhiệm của Nhân dân được phát huy trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; tích cực đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.  

Năm 2023, có 2 huyện (Yên Khánh, Hoa Lư) đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4 xã đăng ký đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Công tác giảm nghèo được triển khai thực hiện có hiệu quả, tính đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 2,36%; tỷ lệ hộ cận nghèo 2,81%, hộ có mức sống trung bình 29,75%.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo, đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi đối với người có công và đối tượng chính sách xã hội theo quy định.

Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính ở cấp xã đạt kết quả tốt, có 143/143 xã, phường, thị trấn đều thực hiện mô hình “Một cửa”. Các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các hoạt động kiếm soát thủ tục hành chính: Công khai đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các thủ tục hành chính; tập trung rà soát, kiến nghị đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp; trong đó, quan tâm sửa đối, bố sung kịp thời Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa; khắc phục tình trạng tiếp nhận hồ sơ thừa thành phần hồ sơ, xử lý hồ sơ chậm thời gian theo quy định... 143/143 xã, phường, thị trấn đã kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân, thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo các công trình, dự án trên địa bàn.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã tổ chức trên 134 cuộc giám sát, tập trung vào các vấn đề: Việc huy động nguồn lực đóng góp xây dựng nông thôn mới, các khoản đóng góp của học sinh; về thực hiện chính sách xã hội; công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo công dân; các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn; phối họp với các Tổ hòa giải cơ sở tham gia hòa giải thành công 39 vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, quan hệ hôn nhân... góp phân giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh, giữ gìn tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư. Công tác xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo và đạt kết quả tích cực, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các xã, phường, thị trấn thực hiện khá tốt các nội dung công khai để Nhân dân biết; Nhân dân bàn và tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.  Các địa phương cũng cơ bản đã công khai các chương trình, dự án, kế hoạch phát triến kinh tế - xã hội   quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp… Đồng thời, thực hiện tốt việc, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, các chế độ, chính sách an sinh xã hội. 

Trần Huyền
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải ngày càng thực chất hơn
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải ngày càng thực chất hơn

Chiều 20/6, tại Bình Phước, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả việc xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại cụm các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN