Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề cấp thiết của người dân tại tỉnh Kon Tum.

Tỉnh Kon Tum đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Nổi bật huyện Sa Thầy đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với địa phương.

Trước đây, gia đình anh A Dét (xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy) sống phụ thuộc vào diện tích trồng mì (sắn). Song, giá mỳ không ổn định và tổng thu nhập dao động khoảng 20 triệu đồng/năm. Được chính quyền địa phương vận động, anh A Dét đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng mì sang trồng chanh leo và sầu riêng.

Chú thích ảnh
Người dân tộc thiểu số tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Khoa Chương/TTXVN

Anh A Dét chia sẻ, được chính quyền địa phương hỗ trợ vay vốn và tập huấn về kỹ thuật trồng, anh đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng hệ thống nước tưới tự động, giúp việc chăm sóc cây dễ dàng hơn rất nhiều. Đầu ra của cây chanh leo và sầu riêng ổn định, được nhiều thương lái đặt mua với giá cao. Anh rất phấn khởi.

Xã Hơ Moong hiện có gần 200ha cây công nghiệp; trong đó, cây ăn trái đạt trên 150ha. Nhờ hiệu quả mang lại, nhiều hộ dân tộc thiểu số tại xã đã chủ động chuyển dần những diện tích canh tác cũ không còn hiệu quả kinh tế sang trồng những cái loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. So với năm 2014, thu nhập bình quân đầu người bà con chỉ dưới 10 triệu đồng, năm 2023, thu nhập người dân đạt gần 50 triệu đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hơ Moong Phạm Hồng Việt cho biết: Các Chương trình mục tiêu Quốc gia,  đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, đang được xã triển khai, đều mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Chú thích ảnh
Các hộ dân tộc thiểu số tại Sa Thầy, Kon Tum chuyển đổi từ cây kém hiệu quả sang trồng chanh dây mang lại thu nhập cao. Ảnh: Khoa Chương/TTXVN

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy Rơ Châm Lan khẳng định, để thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong thời gian tới, huyện sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Trung ương, địa phương và huy động người dân tham gia. Từ đó, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho bà con trong việc đi lại, phát triển sản xuất, vận chuyển các nông sản. Đồng thời, huyện tiếp tục vận động tuyên truyền bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân.

Bằng việc lồng ghép thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia với Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, huyện Tu Mơ Rông đã góp phần thay đổi nhận thức người dân tộc thiểu số trên địa bàn.Nhiều hộ dân tộc thiểu số đã mạnh dạn vay vốn làm nhà, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Cơ sở hạ tầng giao thông được huyện Tu Mơ Rông quan tâm đầu tư, xây dựng đã đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của người dân tộc thiểu số. Hiện, tất cả xã tại Tu Mơ Rông đã có đường giao thông đi đến khu sản xuất. Nhiều khu sản xuất tập trung được đầu tư xây dựng. Các mô hình, Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất về dược liệu được hình thành. 100% thôn, làng có điện lưới quốc gia, trên 80% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông Phạm Xuân Quang khẳng định, huyện tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và đồng bào dân tộc thiểu số về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia gắn với Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm,giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”; tạo cơ hội cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu, đóng góp chung vào việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết những vấn đề cấp thiết của người dân tại tỉnh Kon Tum. Đây còn là tiền đề để người dân có thể tiếp cận được những dịch vụ xã hội nâng cao, nỗ lực phát triển sản xuất, từng bước làm giàu trên chính quê hương của mình.

PV
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam, Công đoàn cơ sở Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đền ơn đáp nghĩa, nhằm tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng qua các thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã dũng cảm hy sinh, mất mát xương máu của mình để bảo vệ non sông Tổ quốc, giành độc lập tự do cho dân tộc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN