Hiệu quả từ nhiều chương trình cải thiện dinh dưỡng dành cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

“Trí tuệ và Thể chất trẻ em Việt Nam vươn tầm thế giới” là một trong những hoạt động ý nghĩa do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tisofo Việt Nam tổ chức, với mong muốn đóng góp thiết thực vào việc tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em Việt Nam, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn, góp phần quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững. Năm 2024, lần đầu tiên chương trình đến với trẻ em xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 

Tại Trường Mầm non Văn Lăng và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Văn Lăng, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tisofo - đại điện độc quyền hãng sữa NEDMill của Hà Lan tại Việt Nam, đã dành tặng 502 hộp sữa, với tổng trị giá gần 380 triệu đồng, cho các em nhỏ đang học tại hai trường.

Những món quà này không chỉ mang giá trị vật chất, giúp cải thiện dinh dưỡng cho các em nhỏ, mà còn là nguồn động viên tinh thần, tiếp thêm động lực để các em vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Ông Nguyễn Huy Za Huấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tisofo Việt Nam chia sẻ, với thông điệp “Chắp cánh tương lai – Vươn tầm thế giới", chương trình là minh chứng rõ nét cho sự quan tâm và cam kết của Công ty trong việc đồng hành cùng cộng đồng, đặc biệt là trẻ em – thế hệ mầm non của đất nước, nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn dinh dưỡng chất lượng cao.

Trong những năm qua, Công ty đã triển khai chương trình tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Vũng Tàu, Hà Giang, Lào Cai… 

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Huy Za Huấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tisofo Việt Nam, tặng sữa cho các cháu Trường Mầm non Văn Lăng và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Văn Lăng.

Trường Mầm non Văn Lăng và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Văn Lăng là các trường thuộc xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Đồng Hỷ, với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số.

Hai trường có tổng số 10 điểm trường, các điểm trường cách nhau từ 4km đến 13km. Điểm trường Bản Tèn là nơi xa và khó khăn nhất. Tại điểm trường này đang có 3 lớp học mầm non với 64 cháu từ 2 đến 5 tuổi, 5 lớp tiểu học với 120 cháu, tất cả học sinh là đồng bào dân tộc Mông và thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Cô giáo Lâm Thị Tháng, là giáo viên thuộc điểm trường Bản Tèn cho biết, điểm trường là địa bàn vùng cao nên có rất nhiều khó khăn về giao thông, nhất là vào những hôm thời tiết thất thường, ngoài ra, để có thể dạy được các cháu, giáo viên phải nói và viết bằng tiếng bản địa để truyền đạt được kiến thức cũng như tiếng phổ thông cho các cháu.

Cô Lâm Thị Tháng cũng cho biết, trong những năm qua, điểm trường luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh dành cho các em học sinh, đây chính là nguồn động viên to lớn để đội ngũ giáo viên vượt qua những khó khăn để quyêt tâm gắn bó với nghề.

Chú thích ảnh
Công ty Tisofo Việt Nam tặng sữa cho các cháu Trường Mầm non Văn Lăng và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Văn Lăng.

Văn Lăng là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Đồng Hỷ với số hộ nghèo đa chiều là 445 hộ, chiếm tỉ lệ 30,93% (trong đó 339 hộ nghèo và 119 hộ cận nghèo) đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở 2 xóm có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống là xóm Liên Phương và Bản Tèn.

Ông Ngô Văn Tài, Phó Chủ tịch xã Văn Lăng cho biết, xã luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đặc biệt là các cấp chính quyền của tỉnh Thái Nguyên trong việc đầu tư cơ sở vật chất các nhà trường phổ thông trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Xã hiện có 4 trường học, trong đó có 3 trường phổ thông dân tộc bán trú. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 4 trường, xã đã giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xóa mù chữ mức độ 2. Theo đó, chất lượng dạy và học được nâng lên, số học sinh khá, giỏi năm sau luôn cao hơn năm trước. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, Trung tâm học tập cộng đồng xã đã mở 30 lớp tập huấn với hơn 1,5 nghìn lượt người tham gia. Trạm Y tế xã thực hiện tốt việc khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, y tế dự phòng và công tác phòng dịch luôn được chú trọng.

Chú thích ảnh
Các cháu Trường Mầm non Văn Lăng và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Văn Lăng tham gia trò chơi dân gian Tung còn.

Mới đây, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) và Tổ chức UNICEF đã có buổi làm việc với một số sở, ngành của tỉnh Thái Nguyên như Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Tài nguyên môi trường, Hội phụ nữ tỉnh… nhằm đánh giá những tác động của thiên tai lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi tại Thái Nguyên.

Tính đến 8 tháng năm 2024, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi của Thái Nguyên là 11,9% (năm 2021 là 9,4%); tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 8,5% (năm 2021 là 13%), tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng gầy còm là 3,2%. Mặc dù tỉ lệ suy dinh dưỡng toàn tỉnh đã giảm, tuy nhiên tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo còn ở mức cao.

Đặc biệt, đã có trên 13 nghìn trẻ bị ảnh hưởng nặng sau bão lũ. Tại chương trình làm việc, Viện Dinh dưỡng và Tổ chức UNICEF đã hỗ trợ một số sản phẩm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai gồm: 135 hộp RuteBiscutt (BP-100 Theraputic Food); 2.500 lọ đa vi chất cho phụ nữ có thai (180 viên/lọ) và 10 lọ VitaminA 200.000IU (500 viên/lọ), với tổng trị giá trên 200 triệu đồng.

Việc cải thiện dinh dưỡng không chỉ là giải pháp hỗ trợ trước mắt mà còn là nền tảng lâu dài để xây dựng một thế hệ khỏe mạnh, trí tuệ. Sự thành công của chương trình này là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực không ngừng của tỉnh Thái Nguyên trong hành trình giảm nghèo bền vững, hướng tới một xã hội phát triển toàn diện và công bằng.

Thu Hằng
Thái Nguyên có gần 5.500 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ
Thái Nguyên có gần 5.500 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ

Tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 7.000 ha chè ứng dụng công nghệ trong sản xuất, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, bán tự động.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN