Công bố nhãn hiệu chứng nhận 'Nếp hạt cau Ninh Bình'

Ngày 23/10, tại thành phố Ninh Bình, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Âu Mỹ tổ chức hội nghị công bố nhãn hiệu chứng nhận "Nếp hạt cau Ninh Bình" dùng cho các sản phẩm gạo nếp hạt cau trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chú thích ảnh
Trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Nếp hạt cau Ninh Bình". 

Lúa nếp hạt cau được trồng tại Ninh Bình và nhiều địa phương lân cận trong nhiều năm trở lại đây, có đặc điểm chất lượng gạo thơm, dẻo, đậm đà, được nhiều người ưa chuộng. Từ nguồn lúa nếp hạt cau có thể chế biến ra rượu nếp hạt cau, sản phẩm gạo, bánh từ nếp hạt cau... Hiện sản phẩm được trồng rộng rãi tại nhiều huyện trên địa bàn như Kim Sơn, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn... với tổng diện tích trên 3.000 ha.
 
Việc xác lập, quản lý và phát triển hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận "Nếp hạt cau Ninh Bình" giúp nâng cao danh tiếng và uy tín của gạo nếp hạt cau tỉnh Ninh Bình, sản phẩm ra thị trường đảm bảo ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc và được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, việc đưa vào sử dụng nhãn hiệu "Nếp hạt cau Ninh Bình" đòi hỏi quy trình kỹ thuật trồng lúa, đóng gói, bảo quản sản phẩm gạo đủ tiêu chuẩn chất lượng, góp phần giới thiệu, quảng bá rộng rãi sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình đã trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Nếp hạt cau Ninh Bình" do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình cũng đã trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Nếp hạt cau Ninh Bình" cho 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm các Hợp tác xã nông nghiệp Kỳ Phú (huyện Nho Quan), Ân Hòa, Đồng Hướng, Như Hòa (huyện Kim Sơn). Các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu phải đảm bảo sản xuất từ giống lúa bản địa quý được trồng trong địa bàn tỉnh. Khi chín, vỏ hạt thóc màu cau khô, hạt gạo tròn, trắng đục, năng suất đạt trên 38 tạ/ha.

Chú thích ảnh
Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu "Nếp hạt cau Ninh Bình" cho 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 

Ông Hoàng Trọng Lễ - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình cho rằng, việc công bố nhãn hiệu chứng nhận "Nếp hạt cau Ninh Bình" sẽ tạo tiền đề thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho người sản xuất kinh doanh nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị của sản phẩm. Để quản lý và vận hành tốt nhãn hiệu, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình tiếp tục nâng cao ý thức, đầy đủ hơn nữa về tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Nếp hạt cau Ninh Bình"; cần tổ chức, vận hành thật tốt các công cụ quản lý đã xây dựng để đưa sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng. Các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng nhãn hiệu phải thực hiện đúng, đầy đủ các văn bản đã ban hành để sản phẩm lưu thông trên thị trường đảm bảo chất lượng, có tem, nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng.

Tin, ảnh: Đức Phương (TTXVN)
Công bố nhãn hiệu chứng nhận 'Xoài tứ quý Thạnh Phú'
Công bố nhãn hiệu chứng nhận 'Xoài tứ quý Thạnh Phú'

Chiều 20/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre phối hợp cùng UBND huyện Thạnh Phú (Bến Tre) tổ chức Lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Xoài tứ quý Thạnh Phú".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN