Bến Tre tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngày 19/9, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Chú thích ảnh
Đại biểu chủ trì tại Hội thảo về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cả tỉnh Bến Tre. Ảnh: nhandan.vn

Hội thảo đã nhận được gần 70 tham luận của các nhà khoa học, cán bộ, lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh và các nhà nghiên cứu đến từ một số trường đại học, học viện, viện nghiên cứu ở khu vực phía Nam.

Các đại biểu đã đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bến Tre; nhận định thời cơ, thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức và những vấn đề đặt ra đối, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

Phát biểu tại Hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nguồn nhân lực khá dồi dào, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cùng với sự phát triển khá mạnh mẽ của các cụm, khu công nghiệp, cơ sở dịch vụ thương mại, du lịch trong giai đoạn tới.

Điều đó đòi hỏi tỉnh phải đảm bảo được nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực có chất lượng phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trên địa bàn và các doanh nghiệp đặt chi nhánh hoặc trụ sở tại địa phương trong những lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Lợi, để có được những bứt phát trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Bến Tre cần có những giải pháp “đột phá”; trong đó đặc biệt chú trọng đến những ngành, lĩnh vực mũi nhọn. Tỉnh cần cụ thể hóa nhu cầu nguồn lực chất lượng cao cần thiết để thực hiện thắng lợi Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 trong từng giai đoạn; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực mũi nhọn của địa phương như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số...

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định nhiệm vụ đột phá là tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu cầu và tầm nhìn chiến lược phát triển của tỉnh. Từ đó, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp ngang tầm nhiệm vụ và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre.

Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành nhiều chủ trương, đề án. Trong đó, xác định để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng và gắn kết 3 khâu: đào tạo, sử dụng và đãi ngộ.

Bến Tre hiện có 100% cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và cấp huyện đạt chuẩn về chuyên môn. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh có 23 tiến sỹ, 899 thạc sỹ, 3.923 đại học; cấp huyện có 2 tiến sỹ, 88 thạc sỹ, 726 đại học; cấp xã có 35 thạc sỹ, 2.945 đại học. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý điều hành, cải cách hành chính và thực thi công vụ tại cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như là nhân tố quan trọng trong việc huy động hiệu quả các nguồn lực khác vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Huỳnh Phúc Hậu (TTXVN)
Thúc đẩy hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 21/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã tổ chức hội thảo trao đổi các biện pháp đẩy mạnh hợp tác trong tuyển dụng lao động và đào tạo nghề cho các ngành đang thiếu hụt tại Đức nói chung và bang Mecklenburg-West Pomerania (Mecklenburg-Vorpommern) nói riêng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN