Thổ cẩm dệt tay của người K’ho

Khách du lịch mỗi khi tới Đà Lạt (Lâm Đồng), tham quan Khu du lịch Lang Biang ở Lạc Dương không chỉ mãn nhãn khung cảnh hữu tình, thơ mộng của đại ngàn cao nguyên thông reo, mà còn được mục sở thị chứng kiến những đôi bàn tay khéo léo của đồng bào K’ho (Cil, Lạch) thoăn thoắt bên mỗi khung cửi dệt nên những tấm vải, khăn, áo thổ cẩm đa sắc màu.


Với hơn 75% là đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên sinh sống, người Cil, người Lạch ở Lạc Dương vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, đó là nghề dệt thổ cẩm thủ công truyền thống. Theo chị Rơông K Ương, dân tộc Cil sống ở tổ dân phố B’nơr C, xã Lát, thị trấn Lạc Dương, nhờ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội, đồng bào K’ho đã có vốn để phát triển dệt thổ cẩm truyền thống.

Khách du lịch tham quan khu dệt thổ cẩm và bày bán hàng lưu niệm trên đỉnh Lang Biang.

Đưa thoi.

Sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc nơi đây là những tấm đắp (ùi - tơ), váy (ùi - ngoách), tấm choàng địu con (ùi - bă - kon), băng cột đầu (che - kớt - bồ), dây đeo tay (che - dò - tay), khăn choàng cổ (che - woan - ko) và các loại túi, ví xách tay bằng thổ cẩm. Để làm được một chiếc khăn choàng cổ dài từ 1,5 - 2 m rộng 30 cm có giá 150.000 đồng/chiếc bà con phải mất một tuần; còn để làm xong tấm choàng địu con thì họ phải làm cả tháng trời.

Nghề dệt thổ cẩm đã đem lại nguồn thu đáng kể cho gia đình chị Cil Múp K’Chương tổ dân phố Bnơr C, thị trấn Lạc Dương.

Người phụ nữ K’ho gửi gắm tâm hồn, tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên con người bằng những văn hoa sinh động trên mỗi tấm dệt thổ cẩm.

Nguyên liệu của nghề dệt truyền thống là sợi bông và các loại cây tạo màu được lấy từ trong tự nhiên. Ngày nay đồng bào dân tộc Cil sử dụng các loại sợi chỉ và sợi len công nghiệp để làm ra những sản phẩm dệt thổ cẩm đa sắc màu, phục vụ việc sử dụng hàng ngày của mình và bán cho khách du lịch. Thông qua tấm vải dệt, người phụ nữ K’ho đã gửi gắm tâm hồn, tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người bằng những hoa văn sinh động, gần gũi trong đời sống hàng ngày như bông hoa, hình người, muông thú, cây nêu, nhà sàn…

Nhờ vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ đồng bào dân tộc Cil đã thoát nghèo từ nghề dệt thổ cẩm.

Những tấm đắp (ùi-tơ) sặc sỡ màu sắc rất bắt mắt.

Để làm xong tấm choàng địu con (ùi-bă-kon), người phụ nữ phải cần mẫn dệt cả tháng trời.


Bài và ảnh: Viết Tôn
“Giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm dân tộc S’tiêng
“Giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm dân tộc S’tiêng

Sinh năm 1964, bà Thị Giôn (ảnh), dân tộc S’tiêng, ở ấp Lồ Ô, xã Thanh An, huyện (Bình Phước) luôn mong muốn giữ gìn, phát triển nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình tới các thế hệ sau.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN