“Ông Bí thư” chuyển đổi cây trồng vật nuôi

Ông Nông Văn Ngọc (ảnh), Bí thư Đảng ủy xã Đức Xuân, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, ông đã vận động người dân thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả kinh tế. Ông được bà con tín nhiệm, gọi vui bằng cái tên “Ông Bí thư chuyển đổi cây trồng vật nuôi”.


Bí thư Nông Văn Ngọc luôn đau đáu với khát vọng đổi mới quê hương, đưa nhân dân xã miền núi nhiều khó khăn Đức Xuân vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Sinh năm 1963, là con liệt sĩ, lớn lên, ông Ngọc đi làm công nhân, đến năm 1988, ông xin nghỉ việc về quê. Ngay từ khi được bầu làm Chủ tịch UBND xã, ông Ngọc đã vận động người dân thoát nghèo bằng cách học hỏi miền xuôi thâm canh tăng vụ, đưa giống mới vào sản xuất.

Để làm được điều đó cần phải đắp đập dâng nước, tu sửa kênh mương. Ông Ngọc chia sẻ: “Vận động người dân hiến đất để làm kênh mương quả là một việc khó. Tôi đã trực tiếp xuống vận động để người dân thấy được cái lợi của làm mương”.

Có nước tưới tiêu, sản xuất được hai vụ, cái đói đã bớt phần gay gắt, nhưng cái nghèo vẫn còn đó, ông Ngọc lại vận động người dân chuyển từ giống lúa, ngô cũ năng suất thấp, sang giống mới năng suất cao hơn, từ đó đời sống người dân đi lên trông thấy. Từ chỗ hơn 60% hộ nghèo năm 2007, đến nay toàn xã chỉ còn hơn 20% hộ nghèo. Xã Đức Xuân đã có hơn 80% kênh mương được kiên cố hóa, 80% đường giao thông nông thôn được mở rộng và bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sản xuất, thâm canh tăng vụ, cơ giới hóa nông nghiệp.

Sau 9 năm làm Chủ tịch UBND xã, đầu năm 2014 ông Ngọc được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Ở cương vị mới, ông Ngọc tiếp tục làm tốt công tác Đảng, xây dựng Đảng bộ vững mạnh với 9 chi bộ, 172 đảng viên.

Ông Ngọc nhiều lần được nhận giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; là một trong những tấm gương sáng điển hình trong học tập và lao động được tuyên dương, khen thưởng.

Bài và ảnh: Quốc Đạt
Bản Giáng mong không còn '3 không'
Bản Giáng mong không còn '3 không'

Đời sống của người dân bản Giáng đứng trước muôn vàn khó khăn, thiếu thốn vì vẫn phải chịu cảnh “ba không”: không điện, không đường và không nước sạch sinh hoạt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN