Một gia đình người Tày có 4 người con học đại học

Chồng mất sớm, chị Lương Thị Vinh, dân tộc Tày, thôn Tân Thành, xã Yên Hoa, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã tần tảo nuôi 4 người con học đại học. Hiện 2 người con lớn của chị đã ra trường và có việc làm ổn định.

Chị Lương Thị Vinh, dân tộc Tày, thôn Tân Thành, xã Yên Hoa, huyện Na Hang (Tuyên Quang) tần tảo nuôi 4 con ăn học đại học.

Na Hang là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn. Chị Lương Thị Vinh là con thứ 10 trong gia đình nghèo có tới 14 anh chị em ở xã Đà Vị, huyện Na Hang. Chị Vinh kể: Hồi còn đi học, chứng kiến cảnh mọi người ở thôn ốm đau không được chữa bệnh trị kịp thời vì thiếu bác sĩ, trong khi đường sá đi lại khó khăn, muốn đưa người ốm đến bệnh viện thì chỉ có một cách là cáng bộ vượt hàng chục cây số, rất vất cả. Vì thế, tôi mơ ước được làm bác sĩ về chữa bệnh cho bà con. Nhưng, nhà nghèo, tôi học hết lớp 7 thì phải nghỉ học.

Năm 1982, chị Vinh lập gia đình với anh Ma Đại Dân, dân tộc Tày, rồi theo chồng về sinh sống tại bản Nà Khuyến, xã Yên Hoa (huyện Na Hang). Năm 2006, thực hiện Dự án tái định cư thủy điện Tuyên Quang, gia đình chị được bố trí chuyển về khu tái định cư thôn Tân Thành, xã Yên Hoa, huyện Na Hang. Mặc dù nhà nghèo nhưng các con chị Vinh đứa nào cũng ham học.

Ma Đại Duy (người con trai thứ hai của chị Vinh) vừa tốt nghiệp Đại học Thành Đô, hiện là cán bộ ở Văn phòng Đảng ủy xã Yên Hoa xúc động kể: Hơn chục năm qua, mọi công việc lớn bé, nặng nhọc của gia đình đều dồn lên đôi vai của mẹ tôi. Để có tiền lo cho mấy anh chị em tôi ăn học, mẹ tôi đã phải bán hết đàn trâu, bò rồi nghỉ bán hàng tạp hóa, chuyển sang đi chợ bán rau, hoa quả. Những ngày gió bấc mưa phùn, mẹ tôi vẫn phải dậy từ lúc 5 giờ sáng, lo cơm nước cho ông, bà nội tôi, rồi vội vã gánh hàng rau tươi đi bán cho kịp phiên chợ sáng. Chiều về, mẹ tôi lại lên nương trồng ngô, trồng sắn. Tối, thay vì nghỉ ngơi, mẹ tôi phải tranh thủ nấu rượu để kịp giao cho khách lấy tiền gửi cho các con. Nhiều khi ốm đau mẹ tôi vẫn cố gượng, đi làm bình thường, giấu không cho chúng tôi biết vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập của các con. Thương và nhớ mẹ, nhưng mỗi kỳ học chúng tôi cũng chỉ về nhà 1 - 2 lần vì để tiết kiệm tiền tàu xe.

Cô con gái của chị Vinh là Ma Thị Vân học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đã tốt nghiệp và công tác ở tỉnh Hòa Bình đã xúc động kể: Có lần bốn chị em tôi bàn nhau cho một người nghỉ học ở nhà đỡ đần giúp mẹ, nhưng mẹ tôi nhất quyết không đồng ý cho ai nghỉ học cả. Mẹ đã khóc, rồi động viên chị em tôi: Các con có thương mẹ thì phải chú tâm vào học hành cho thành đạt, một mình mẹ khổ là được rồi!

Thương mẹ, quyết tâm học thành tài, hai người con đầu của chị Vinh đã ra trường và có việc làm ổn định; cô con gái thứ 3 của chị Vinh là Ma Thị Yến hiện là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Giao thông Vận tải; cậu con trai út là Ma Đại Tâm hiện là sinh viên năm thứ 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chị Vinh tâm sự: Các con tôi đều có ý thức tự giác học tập. Việc các con thi đỗ vào các trường đại học luôn là động lực tinh thần giúp tôi vượt qua tất cả. Tôi cũng không bao giờ bắt các con phải chọn ngành nghề theo ý mình mà chỉ giúp chúng định hướng nghề nghiệp theo sở thích và khả năng.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Yên Hoa, huyện Na Hang tự hào nói: Gia đình chị Vinh là tấm gương sáng cho đồng bào dân tộc vùng cao. Các gia đình trong và ngoài xã luôn lấy gương hiếu học của các con chị Vinh ra để dạy con mình.

Vũ Quang Đán

Một thí sinh khuyết tật nỗ lực dùng ghế để leo lên tầng 3 dự thi
Một thí sinh khuyết tật nỗ lực dùng ghế để leo lên tầng 3 dự thi

tại hội đồng thi trường Đại học Y Dược Cần Thơ, sáng 9/7, nhiều giám thị và thí sinh tại điểm thi trường Tiểu học Nguyễn Khuyến (Quận Ninh Kiều) khá xúc động và khâm phục một thí sinh khuyết tật dùng ghế nhựa để tự leo lên tới tầng 3 để tham gia kỳ thi tuyển sinh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN