Hội nhập để tạo cơ hội việc làm cho đồng bào

Trong số 50, Báo Tuần Tin tức - TTXVN đã đăng tải chuyên đề về những người dân tộc thiểu số vẫn đang là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong các vấn đề lao động, cơ hội tìm kiếm việc làm ngày càng khó khăn... Ông Hà Việt Quân, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Hợp tác quốc tế (UBDT) cho rằng việc chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất những sáng kiến hợp tác trong khu vực ASEAN đễ hỗ trợ người DTTS trong vấn đề lao động, việc làm sẽ là một trong những bước đi hiệu quả của tiến trình hội nhập khu vực, vì sự phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Ông đánh giá thế nào về cơ hội việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?

Hội nhập quốc tế trong khu vực ASEAN nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung luôn có những thách thức trong vấn đề việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tuy nhiên, nếu nói về cơ hội thì hiện nay có những cơ hội rất tốt đang mở ra có thể giúp đồng bào chuyển đổi cơ cấu việc làm, tham gia vào thị trường lao động và hưởng lợi từ sự hội nhập và mở cửa chung của khu vực. Đầu tiên, cộng đồng ASEAN đã cam kết hướng tới người dân và lấy trọng tâm là người dân sẽ giúp hiện thực hóa nguyện vọng của ASEAN về một nền quản trị hiệu quả, đáp ứng nhu cầu người dân tốt hơn, góp phần nâng cao phúc lợi, an sinh xã hội cho người dân đặc biệt là người DTTS trong khu vực. 

Thực tế, nhiều cộng đồng các nhóm DTTS cư trú ở khu vực biên giới với các quốc gia trong khu vực, họ có sự giao thoa, tương đồng nhất định về văn hóa, ngôn ngữ rất thuận tiện cho giao thương làm ăn và tham gia vào thị trường lao động chung của các quốc gia láng giềng. 

Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề lao động cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Mặt khác, khi Việt Nam mở cửa và hội nhập sâu hơn sẽ mở ra một thị trường rất lớn cho cộng đồng các DTTS phát huy thế mạnh của mình về đa dạng văn hóa trong kết nối phát triển du lịch, thu hút đầu tư quốc tế vào sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm bản địa đặc sắc của mình.  

Tất nhiên, cơ hội là rõ ràng nhưng việc có nắm bắt và tận dụng được những cơ hội tốt như vậy hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ và định hướng của Nhà nước, đặc biệt là chính quyền các cấp. Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan hiện đang có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể để có thể đề xuất những đề án, chính sách phù hợp và kịp thời để hỗ trợ đồng bào DTTS nắm bắt những cơ hội về việc làm, tham gia vào thị trường lao động khu vực trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là khu vực ASEAN ngày càng sâu rộng hơn.  

Thời gian qua chúng ta đã có những hợp tác quốc tế như thế nào để tăng cơ hội việc làm cho đồng bào DTTS, thưa ông?

Ủy ban Dân tộc đã và đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan đề xuất những cơ chế để chia sẻ sáng kiến hợp tác khu vực về lĩnh vực này. Trong năm 2017, Ủy ban Dân tộc đã có những hoạt động đi vào thực chất trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp về tạo việc làm cho đồng bào DTTS. Ủy ban Dân tộc đã làm việc chính thức với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam để thảo luận về những hoạt động hợp tác, kết nối và hỗ trợ tạo việc làm cho đồng bào DTTS. 

Phía ILO và các đối tác phát triển đã cam kết hỗ trợ khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi trong đào tạo, tập huấn về khởi sự kinh doanh, tăng cường năng lực kinh doanh cho thanh niên DTTS. Bên cạnh đó, chúng tôi đã đưa vấn đề về hợp tác lao động, việc làm để thảo luận trong các chương trình hợp tác song phương theo thỏa thuận giữa Ủy ban Dân tộc của Việt Nam với đối tác làm công tác dân tộc của Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan... Năm 2017, Ủy ban Dân tộc cũng đã đề xuất và tổ chức thành công Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về công tác dân tộc giữa các nước trong khu vực. Hội thảo đã xác định được một số các vấn đề trọng tâm để giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho người DTTS của Việt Nam nói riêng và của các nước trong khu vực nói chung.  

Vì sự phát triển bền vững vùng DTTS, hội nhập và hợp tác quốc tế trong khu vực cần có định hướng như thế nào, thưa ông?

Để có thể giải quyết vấn đề một cách chủ động và bài bản, Ủy ban Dân tộc đang nghiên cứu, hoàn thiện và chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tăng cường hội nhập ASEAN về công tác dân tộc, trong đó hợp tác về lao động và việc làm cho các nhóm DTTS là một trong những nội dung trọng tâm. Khi được phê duyệt, chúng tôi hi vọng sẽ hỗ trợ và thúc đẩy kịp thời các mối quan hệ hợp tác kết nối trong khu vực để tạo nền tảng cho việc hợp tác khu vực về việc làm, chung tay phát triển bền vững và hài hòa giữa kinh tế - văn hóa - xã hội và môi trường của cộng đồng các DTTS trong khu vực ASEAN. 

Trong hội nhập và hợp tác quốc tế về công tác dân tộc trong khu vực, chúng tôi có kế hoạch chủ động chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tăng cường hợp tác khu vực về giảm nghèo vùng DTTS thông qua các diễn đàn hợp tác khu vực, chương trình nghị sự của ASEAN. Ủy ban Dân tộc cũng sẽ tham mưu cho Chính phủ để có những hoạt động thể hiện rõ ràng hơn vai trò là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề chung của khu vực trong đó có vấn đề việc làm cho các nhóm DTTS. Đây sẽ là những hoạt động cụ thể, thể hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta theo hướng chủ động, thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay.

Xin cảm ơn ông!

Trọng Thủy/Báo Tin tức (thực hiện)
Tiếp sức để hội nhập kinh tế thành công trong giai đoạn mới
Tiếp sức để hội nhập kinh tế thành công trong giai đoạn mới

Tại Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017: Tăng cường động lực cho giai đoạn phát triển mới được tổ chức ngày 20/12, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam không còn ở trong giai đoạn mở cửa mà đã chính thức bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng và toàn diện.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN