Mấy năm nay, hệ thống cơ sở hạ tầng tại huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã và đang được đầu tư hoàn thiện, góp nâng cao chất lượng đời sống người dân. Đây là kết quả từ việc ưu tiên nguồn lực của trung ương, của tỉnh Đắk Nông cho huyện, cũng là thành quả từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự góp sức của người dân.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập huyện A Lưới (3/3/1976 - 3/3/2016), 50 năm ngày giải phóng A So (11/3/1966 - 11/3/2016), huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm như: Trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống các dân tộc; mở cửa nhà trưng bày các hiện vật văn hóa truyền thống, các hiện vật lịch sử gắn liền với quá trình đấu tranh và phát triển xây dựng quê hương A Lưới anh hùng…
Bây giờ, dân mình hộ nào còn nghèo đói là do lười làm, ỷ lại mà thôi. Vì Nhà nước đã dựng nhà cho, hộ nào cũng được cấp gạo để bảo vệ rừng. Đất làm nương, làm rẫy còn đầy đó làm sao mà đói được.
Lớp học dạy nghề tại xã Glar, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai, từ lâu đã là địa chỉ tìm đến của các chị em trong xã. Mô hình này đã gắn bó với họ suốt gần chục năm nay, nhờ đó nhiều chị em đã có thêm nghề ngoài làm nông nghiệp, tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình.
Đã có không ít dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ đe dọa tồn vong do suy giảm giống nòi. Cũng có không ít dân tộc có những năm tháng triền miên với cuộc sống du canh, du cư bất định… Song, dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hàng loạt các chính sách dân tộc đã được triển khai kịp thời. Nhờ vậy, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó đặc biệt là những dân tộc dưới 10.000 người đã thực sự đổi thay.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của tỉnh Hoà Bình đã có nhiều thay đổi.
Giờ đây, nhiều gia đình hội viên phụ nữ dân tộc Khmer ở ấp 8, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã thoát được nghèo. Chị em nơi đây không còn phải chịu cảnh thiếu ăn hoặc đi làm thuê kiếm sống, có điều kiện chăm lo cho con cái học hành.
Mặc dù các đợt rét đậm rét hại kéo dài đã qua hơn tháng nay, nhưng những hộ đồng bào dân tộc thiểu số có gia súc bị chết ở tỉnh Cao Bằng vẫn chưa được hỗ trợ để tái chăn nuôi đàn gia súc, phục vụ việc sản xuất vụ xuân.
Đồng bào Lự cư trú chủ yếu ở 2 huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Trong các nghề truyền thống của đồng bào Lự, nghề dệt là phát triển nhất. Chính vì vậy người phụ nữ Lự rất khéo léo trong việc canh cửi, trang phục của họ cũng rất cầu kỳ, nổi bật nhiều hoa văn trên sắc chàm đen.
Trong những năm qua hệ thống chính sách dân tộc đã được xây dựng khá đồng bộ, bao phủ tất cả các lĩnh vực, địa bàn dân tộc và miền núi. Ông Cao Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông (ảnh) đã trao đổi với PV Tin Tức về hiệu quả của chính sách dân tộc góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Tỉnh Nghệ An đang tập trung khắc phục tồn tại trong thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020; trọng tâm là thanh quyết toán kịp thời, dứt điểm các công trình đã được đầu tư; xây dựng và thực hiện phân bổ nguồn vốn cho các xã.
Đến với huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) du khách không chỉ bị hấp dẫn bởi nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc của các dân tộc vùng cao, mà còn bị mê đắm trước vẻ đẹp của những cung ruộng bậc thang nằm vắt ngang các sườn đồi.
Đồn Biên phòng Huổi Luông đóng chân trên xã biên giới đặc biệt khó khăn Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Từ khi hai bản Na Hin (xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) và bản Bó (cụm bản Mường Cáng, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, Lào) làm lễ kết nghĩa (ngày 24/5/2014) tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai bản càng thêm gắn bó, bền chặt. Hai bản Na Hin và Bó coi nhau như làng trên, xóm dưới, như anh em một nhà. Từ sự đoàn kết, gắn bó giữa hai bản mà đường biên, cột mốc hai bên được giữ vững, an ninh trật tự được đảm bảo.
Về huyện Định Hóa (Thái Nguyên) hỏi tên nghệ nhân văn hóa dân gian Hoàng Văn Luận (ảnh) ở xóm Khau Diều, xã Định Biên thì bà con người Tày ai cũng biết. Vốn mê say văn hóa dân gian từ thuở bé, đến khi trở thành cán bộ xã, ông Hoàng Văn Luận luôn có một tình yêu sâu nặng với văn hóa dân tộc.
Đến Phja Thắp vào một ngày đầu xuân, từ đầu làng, chúng tôi đã thấy không khí nhộn nhịp của các gia đình đang sản xuất hương.
Lễ hội cầu mùa là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao, huyện Văn Yên, Yên Bái với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống người dân được ấm no, hạnh phúc.
Bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, chương trình quân - dân y kết hợp của Đồn Biên phòng Chi Lăng (Lạng Sơn) đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, đóng góp phần quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và bộ đội vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Dù gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng vẫn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc tốt cho sức khỏe của nhân dân.
Từ những thông tin trên các báo, tạp chí được cấp phát miễn phí theo chính sách cấp phát ấn phẩm báo, tạp chí miễn phí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 2472 của Thủ tướng Chính phủ, hàng ngàn lượt đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã được cung cấp kiến thức, thay đổi hành vi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thoát nghèo.
Quyết định số 1557/QĐ-TTg, ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 đã thể hiện sự cam kết, sự quan tâm đặc biệt, quyết liệt của Chính phủ đối với việc phát triển mọi mặt vùng DTTS và miền núi.