Tây Phi: Nguy cơ chết vì đói trước Ebola

Trong khi các quốc gia Tây Phi đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của đại dịch chết người Ebola thì các biện pháp cách li nhằm kiểm soát đại dịch này, một cách không mong muốn, lại đang làm xáo trộn cuộc sống của người dân, từ việc đi lại bị đảo lộn cho đến thiếu thực phẩm và giá cả tăng cao.

Một nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Ebola ở Sierra Leone. Ảnh: Reuters


Đế ứng phó với đại dịch đã cướp đi sinh mạng của gần 1.000 người tại Tây Phi trong đợt bùng nổ tồi tệ nhất trong bốn thập kỉ qua, các nhà chức trách địa phương tại quận Kenema, phía đông Sierra Leone, nơi đang áp dụng lệnh cách li nghiêm ngặt, đã ra lệnh phạt nặng những trường hợp không báo cáo về các ca nhiễm Ebola.

Ngoài ra, khoảng 1.500 binh sĩ và cảnh sát đã được triển khai để thắt chặt việc cách li, giám sát người qua lại tại các chốt kiểm tra trong khi các nhân viên y tế tiếp tục tìm kiếm những người có khả năng đã nhiễm loại virus tử thần này. Karrow Kamara, cảnh sát phó nói: “Chỉ có các quan chức cấp cao và bưu kiện thực phẩm mới được cho phép đi qua sau khi được kiểm tra kĩ lưỡng”.

Trong khi đó, ông Joseph Kelfalah, thị trưởng của quận trên, cho biết dù các cơ quan chức năng vẫn cố xử lí nhưng giá thực phẩm “đang tăng vọt”.

Sierra Leone, Liberia và Guinea là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Ebola. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã tuyên bố tình trạng y tế quốc tế khẩn cấp tại các quốc gia này. Tương tự Sierra Leone, Liberia cũng đang phải triển khai binh sĩ để hạn chế việc di chuyển, đặc biệt là các tuyến đường là từ các tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Ebola đến thủ đô Monrovia.

Vì vậy, kể từ khi ban bố tình trạng khẩn cấp ngày 6/8 vừa qua, Liberia lại phải đương đầu với tình trạng thiếu lương thực. Ông Sando Johnson, một nghị sĩ ở tỉnh Bomi, phía tây bắc thủ đô Monrovia cho biết các quy định cách li quá “nghiêm ngặt” đồng thời cảnh báo người dân rất có thể sẽ chết vì đói.

Qua đường dây điện thoại kết nối với phóng viên, ông cho biết về tình trạng của khu vực: “Hạt này đã bị cách li hoàn toàn bởi các binh sĩ không cho phép bất kì ai ra khỏi khu vực và họ cũng không cho phép bất kì ai vào bên trong”.

Kêu than vì tình trạng giá tăng cao trong tình thế "nước sôi lửa bỏng", ông nói thêm: “Một túi gạo có giá 14 USD giờ được bán với giá 19,4 USD. Chúa ơi, người nghèo sẽ chết vì đói”.

Trước sự bùng nổ và lan rộng của virus Ebola, Bộ trưởng Bộ Thông tin Liberia ông Lewis Brown đã thừa nhận hệ chống chăm sóc y tế của nước này ở trong tình trạng quá tải. Tuy nhiên, ông cũng cho biết các quan chức đang làm hết khả năng để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh chưa có tiền lệ này.

Trong lúc này, các nhân viên y tế vẫn tiếp tục nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh dịch do virus Ebola gây ra.Triệu chứng có thể bắt gặp ở người nhiễm virus này là sốt, trong những trường hợp xấu nhất, là tình trạng xuất huyết ồ ạt. Virus Ebola lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch của người bệnh như mồ hôi, máu...

Theo WHO, các cuộc thử nghiệm y tế đối với các loại vắc xin phòng chống virus Ebola sẽ sớm diễn ra và rất có thể những loại vắc xin này sẽ sẵn sàng được đưa vào sử dụng trước đầu năm sau.


Anh Tiếu (Theo ASI/AFP)

Dịch Ebola nghiêm trọng trong nhiều tháng tới
Dịch Ebola nghiêm trọng trong nhiều tháng tới

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Ebola tại nhiều nước châu Phi, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ dịch bệnh nghiêm trọng lan rộng trong những tháng tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN