Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới phản ứng sao trước đại dịch COVID-19

Đối với anh Samuel Kopperoinen, sống tại quốc gia hạnh phúc nhất thế giới giữa đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra không chỉ là niềm hạnh phúc ngắn ngủi.

Chú thích ảnh
Khung cảnh vắng vẻ trước trung tâm thương mại Stockmann tại Helsinki ngày 18/3. Ảnh: Hanna Matikainen/Lehtikuva

Đó là nhờ vào một mạng lưới an sinh xã hội và các hệ thống hỗ trợ khác mà quốc gia đang áp dụng trong trường hợp xảy ra biến cố bất ngờ.

Kopperoinen đang sinh sống tại Phần Lan – quốc gia ba năm liên tiếp dẫn đầu danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Theo báo cáo xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới mà Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 20/3 nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc, đứng sau Phần Lan là Đan Mạch, Thụy Sĩ, Iceland và Na Uy.

Các quốc gia được xếp hạng dựa trên đánh giá 6 tiêu chí: thu nhập, sự tự do, niềm tin tưởng, tuổi thọ khỏe mạnh, hỗ trợ an sinh và sự hào phóng.

“Người dân một quốc gia cảm thấy hạnh phúc là khi được hưởng hệ thống chăm sóc y tế cộng đồng chất lượng tốt. Người Phần Lan có cảm giác trong trường hợp mắc bệnh hoặc bị khuyết tật, chúng tôi sẽ được chữa trị”,  Kopperoinen - một nhà thầu đã lấy vợ và có 3 đứa con - chia sẻ.

“Chúng tôi tin vào chất lượng và mức độ sẵn có của dịch vụ. Bên cạnh đó, mạng lưới an sinh xã hội cũng rất quan trọng. Có hỗ trợ trong trường hợp chúng tôi mất việc, ốm đau hoặc lũ trẻ bị ốm. Chúng tôi sẽ mất đi thu nhập, nhưng nhận được bồi thường, có thể giúp chúng tôi sống sót và điều chỉnh việc chi tiêu hàng ngày”, Kopperoinen lý giải.

Không chỉ dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hệ thống giáo dục, chăm sóc trẻ em hay quyền lợi người thất nghiệp đều góp phần tạo ra một xã hội tốt, đặc biệt trong khoảng thời gian bất ổn vì dịch bệnh COVID-19 lây lan ra toàn cầu như hiện nay.

Tuy nhiên, theo Jeffrey Sachs – giáo sư kinh tế học kiêm Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững thuộc Đại học Columbia, hạnh phúc cũng như bản thân hệ thống chăm sóc sức khỏe không phải là vaccine giúp các quốc gia trên chống lại virus SARS-CoV-2. “Biện pháp hữu hiệu trong một vài tuần tới là cách ly xã hội, tự cách ly, trong khi chính phủ có thể áp dụng tạm ngừng một cách chủ động và có hệ thống một phần các hoạt động kinh tế và xã hội, Giáo sư Sachs cho hay.

Báo cáo của LHQ chỉ ra khi một đại dịch như COVID-19 tấn công sức khỏe và thu nhập người dân của một nước, người dân trong “một xã hội có mức độ tin cậy cao sẽ tự nhiên tìm kiếm các giải pháp để cùng nhau nỗ lực bù đắp các thiệt hại và tái xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này đôi khi dẫn tới cảm giác hạnh phúc dâng trào hơn sau các thảm họa. Nguyên nhân là do người dân cảm thấy mình thuộc về cộng đồng cũng như tự hào về những thứ đạt được khi hòa nhập. Những thành tựu này đủ để bù đắp cho những thiệt hại về vật chất”.

Tính đến 16h ngày 20/3, Phần Lan ghi nhận 400 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, chưa có ca tử vong và có 10 người khỏi bệnh.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 20/3: Jakarta trong tình trạng khẩn cấp, Malaysia vượt ngưỡng 1.000 ca
Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 20/3: Jakarta trong tình trạng khẩn cấp, Malaysia vượt ngưỡng 1.000 ca

Thủ đô Indonesia của Jakarta ngày 20/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp trước dịch COVID-19, trong khi số ca nhiễm bệnh tại Malaysia đã tăng lên 1.030 người và được dự báo còn tăng cao liên quan đến hàng nghìn người dự lễ hội Hồi giáo ở Kuala Lumpur.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN