Ông Qi Hongxia, Giám đốc Viện bảo tồn ti tích văn hóa Phụ Thành, cho biết các hình chạm khắc hoa văn dây thừng trên các viên gạch xây mộ, thiết kế và cấu trúc mộ, các món đồ gốm màu đỏ và các đồng tiền xu ký hiệu Khai Nguyên Tông Bảo đều thuộc triều đại Trung Đường, cách đây hơn 1.200 năm. Thời đại Khai Nguyên (Kaiyuan) của triều Đường là một trong những thời đại hoàng kim trong lịch sử Trung Quốc.
Ông Qi cho biết các nhà khảo cổ học tìm thấy đá xây dựng, các giếng cổ và các mảnh gồm gần khu mộ, cho thấy địa điểm này là một khu nhà ở của dân thường, với các phân xưởng sản xuất và các nghĩa địa.
Tại một trong các ngôi mộ, các nhà khảo cố tìm thấy các bát sơn mài, bát sứ trắng, tiền xu Khai Nguyên Tông Bảo, các bình gốm đỏ và các đồ vật mai táng khác. Một số đồng tiền xu được tìm thấy trong miệng của người được mai tàng. xương của các loài động vật nhỏ được tìm thấy trong các bình gốm đỏ đặt ở góc bên phải phía trên đầu người được mai táng.
Ông Qi cho rằng các ngôi mộ này cung cấp bằng chứng lịch sử về lối sống của dân thường và các phong tục mai táng ở khu vực đồng bằng miền Trung tỉnh Hồ Bắc trong triều Nhà Đường.