Phát hiện cá 'ngoài hành tinh', đầu trong suốt, mắt phát sáng xoay tròn

Loài cá giống sinh vật ngoài hành tinh, với chiếc đầu trong suốt để lộ đôi mắt màu xanh lục phát sáng, được phát hiện ở độ sâu khoảng hơn 600 mét dưới Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển California, Mỹ.

Chú thích ảnh
Con cá lạ với phần đầu trong suốt như thuỷ tinh, hai hốc mắt giả và mắt thật màu xanh nằm lọt giữa đầu, đang nhìn lên.

Được gọi là cá mắt thùng (barreleye), sinh vật biển sâu này được Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) của Mỹ phát hiện bằng phương tiện điều khiển từ xa (ROV).

"Các phương tiện được điều khiển từ xa của MBARI Ventana và Doc Ricketts đã thực hiện hơn 5.600 lần lặn thành công và ghi lại hơn 27.600 giờ video, tuy nhiên chúng tôi mới chỉ bắt gặp loài cá này 9 lần”, mô tả từ video cho biết.

Con cá kỳ lạ có hai hốc nhỏ ở vị trí bình thường của mắt, và thay vào đó, đôi mắt thật của nó là hai quả cầu màu xanh lục phát sáng ở phía sau mặt, hướng nhìn lên đỉnh đầu.

Xem video cá "ngoài hành tinh" bơi ở vùng biển sâu Đại Tây Dương (Nguồn: Daily Mail)

Đôi mắt nằm ở vị trí đó để cho phép sinh vật lạ này quét nhìn vùng nước phía trên khi tìm thức ăn, vì nó sống ở tầng nước rất sâu, nơi nguồn thức ăn ít ỏi, đồng thời cho phép nó xoay mắt nhìn về phía trước.

Con cá mắt thùng được phát hiện trong một chuyến thám hiểm do nhà khoa học Rachel Carson dẫn đầu ở Vịnh Monterey ngoài khơi California vào tuần trước, nhưng thực ra nó đã được mô tả lần đầu tiên vào năm 1939.

Cơ thể của cá mắt thùng chủ yếu là màu tối, phần trên của đầu hoàn toàn trong suốt và đôi mắt của nó có thể nhìn thấy rõ ràng nằm thụt sâu bên trong.

Chú thích ảnh
Cá mắt thùng đã tiến hoá phần mắt để thích nghi với đời sống ở đáy biển sâu.

Theo các nhà sinh vật học tiến hóa, loài cá phát triển thị giác mạnh mẽ như vậy là do môi trường khắc nghiệt mà nó sống, nơi không có ánh sáng mặt trời nào có thể chiếu tới.

Đôi mắt của "cá ngoài hành tinh" được gọi là mắt hình ống, thường là của các sinh vật biển sâu, bao gồm võng mạc nhiều lớp và một thấu kính lớn, cho phép chúng phát hiện lượng ánh sáng tối đa theo một hướng.

Ban đầu các nhà khoa học cho rằng đôi mắt của cá mắt thùng cố định tại chỗ và dường như chỉ cung cấp một 'tầm nhìn đường hầm' về bất cứ thứ gì ở ngay trên đầu con cá. Nhưng vào năm 2019, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng đôi mắt kỳ lạ đó có thể xoay trong một tấm chắn trong suốt bao bọc đầu, cho phép nó tìm kiếm thức ăn và nhìn về phía trước.

Các nhà sinh vật biển cũng phát hiện ra rằng nó sử dụng những chiếc vây lớn và phẳng của mình để duy trì trạng thái bất động trong nước.

Chú thích ảnh
 Cá mắt thùng được Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) phát hiện bằng phương tiện điều khiển từ xa.

Các nhà sinh vật biển cũng phát hiện ra rằng nó sử dụng những chiếc vây lớn và phẳng của mình để bất động trong nước.

Điều này có nghĩa là những sinh vật xung quanh không thể nhìn thấy nó một cách rõ ràng. Những kẻ săn mồi ẩn nấp bên trên cũng không thể phát hiện ra con vật, tuy nhiên nó lại có thể nhìn lên phía trên để săn những con cá nhỏ và sinh vật phù du.

Khi xác định được mảnh thức ăn phù hợp, cá mắt thùng tấn công từ trong bóng tối và nhanh chóng nuốt chửng con mồi.

Để tránh nhìn vào mặt trời khi di chuyển vào vùng nước nông hơn, mắt của sinh vật này có thể xoay để nhìn về phía trước cho phép nó quan sát mình đang bơi ở đâu.

Đôi mắt tuyệt vời của nó phát ra màu xanh lục tươi sáng và các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể đã phát triển một dạng bộ lọc ánh sáng cho phép bỏ qua ánh sáng Mặt trời và tập trung phát hiện ra sự phát quang sinh học của cá nhỏ và sứa, những món ăn ưa thích của nó.

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo Daily Mail)
Nga mua vào lượng vàng kỷ lục kể từ năm 2014
Nga mua vào lượng vàng kỷ lục kể từ năm 2014

Các chuyên gia cho rằng lý do khiến vàng có nhu cầu lớn như vậy hiện nay là do trong đại dịch COVID-19, khi tiền tệ trở nên rất dễ “bay hơi”, thì vàng lại là một khoản đầu tư ít rủi ro hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN