Giáo dục Thái Lan xếp hạng thấp trong ASEAN

Trong một báo cáo mới được công bố, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã xếp hạng Thái Lan đứng thứ 8 về giáo dục đào tạo trong số 10 quốc gia ASEAN. Nguyên nhân của việc bị xếp hạng thấp là do chi phí giáo dục ở Thái Lan rất cao mà kết quả đạt được lại không tương xứng.

Tổng Thư ký Ủy ban giáo dục cơ bản (OBEC) của Thái Lan, ông Chinnapat Bhumirat cho biết xét về mối quan hệ với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Thái Lan đã chi một khoản lớn cho giáo dục, đặc biệt là lương cho giáo viên. Do vậy, chất lượng giáo dục tại Thái Lan bị đánh giá thấp hơn các nước có mức chi tiêu tính theo GDP ít hơn cho giáo dục. OBEC dự kiến thành lập một vài đơn vị để nghiên cứu lại xếp hạng của WEF nhằm giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục.

Một trường học tại Thái Lan. Ảnh: Internet


Hệ thống giáo dục của Thái Lan đang bị cho là ngày càng tụt hậu so với các nước láng giềng. Học viện quốc tế phát triển quản lý giáo dục (IMD) đã xếp giáo dục Thái Lan đứng hàng thứ 51 trong số 60 quốc gia trên toàn thế giới. Thái Lan cũng chỉ đứng hàng thứ 50 trong số 65 quốc gia tham gia cuộc thi "Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA). Trình độ của học sinh Thái Lan đã giảm sút từ "mức tốt" năm 1985 xuống mức "trung bình" năm 1988 và "kém" vào những năm 2000. Điểm kiểm tra của phần lớn học sinh bậc phổ thông cơ sở ở vùng sâu, vùng xa của Thái Lan chỉ ở mức trung bình hoặc kém.

Để giải quyết vấn đề này, theo Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan Chaturon Chaisaeng, quốc gia Đông Nam Á này cần phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp đã từng được áp dụng thành công ở các nước khác. Thái Lan cũng cần phải tính tới vấn đề đặc biệt về kinh tế, chính trị, nhận thức, văn hóa ứng xử và các nhân tố khác khi áp dụng. Ví dụ, học sinh Việt Nam là những người rất chăm chỉ và thích đọc sách. Các môn toán hay khoa học của học sinh Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng hài lòng mặc dù họ chưa có đủ các phương tiện truyền thông tốt.

Thái Lan đã bắt đầu thực hiện những chương trình nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn trong giáo dục đào tạo như đánh giá chất lượng giáo dục thông qua kết quả của học sinh, trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích đánh giá, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng tin học, đồng thời khuyến khích thanh, thiếu niên lựa chọn lĩnh vực đào tạo dạy nghề.

Theo một số chuyên gia, đánh giá của WEF không phải là không đáng tin cậy, song báo cáo trên sẽ khích lệ chính quyền thực hiện những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Trong những năm qua, nhiều nước ASEAN đã tới Thái Lan để tìm hiểu nền giáo dục của nước này và họ thấy quốc gia này vẫn chưa giải quyết được các vấn đề trong giáo dục.

Hiện vẫn có tới 1,6 triệu trẻ em Thái Lan ở độ tuổi đến trường chưa mà biết đọc và viết. Tuy không mới nhưng vấn nạn này vẫn tồn tại dai dẳng gần hai thập kỷ qua ở nước này.


TTXVN/Tin tức
Đi du lịch Thái Lan sẽ phải mua bảo hiểm?
Đi du lịch Thái Lan sẽ phải mua bảo hiểm?

Khách du lịch đến Thái Lan trong thời gian tới có thể được yêu cầu phải có bảo hiểm du lịch, nhằm giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho các bệnh viện công lập hiện phải điều trị cho du khách không có bảo hiểm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN