Ấn Độ muốn phát triển thành phố thông minh

Trong cuộc gặp Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tại New Delhi ngày 1/7, Thủ tướng Narendra Modi Ấn Độ đã bày tỏ mong muốn học hỏi kỹ năng của nước này để triển khai dự án phát triển 100 “thành phố thông minh”.

Ảnh minh họa.


Thủ tướng Modi đánh giá cao kinh nghiệm của Pháp trong lĩnh vực kế hoạch đô thị và bảo tồn di sản; nhắc lại sự giúp đỡ về kỹ thuật mà Pháp đã dành cho dự án phát triển thành phố di sản văn hóa Ahmedabad thuộc bang Gujarat và thông báo về kế hoạch xây dựng các thành phố di sản văn hóa và 100 “thành phố thông minh” mới.

 

Cùng ngày, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Sushma Swaraj tại New Delhi, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam đã đề xuất giúp Ấn Độ thực hiện “giấc mơ” của Thủ tướng Modi về phát triển 100 “thành phố thông minh” và các dự án hạ tầng chủ chốt như hành lang công nghiệp Delhi-Mumbai tiến tới thiết lập 7 “thành phố thông minh” xanh giữa New Delhi và Mumbai, trong đó ba “thành phố thông minh” tại Dholera, Shendra-Bidkin và Global sẽ được xây dựng vào năm 2019. 


Ấn Độ mong muốn hợp tác với Singapore để phát triển các thành phố thông minh nhằm cải thiện công nghệ thông tin trong quản lý thành phố, sử dụng công nghệ mới để xử lý chất thải, trong đó có xử lý chất thải rắn, sử dụng năng lượng theo các nguyên tắc phát triển đô thị.

           

Khái niệm về các thành phố thông minh ra đời tại Singapore, trong đó có khái niệm thông minh về tiết kiệm năng lượng tới 30%, giảm khí thải carbon và thiết lập các mạng lưới cung ứng điện thông minh. Các “thành phố thông minh” dự kiến sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế, cung cấp chất lượng sống tốt hơn và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Ông Shanmugam đã nêu sự phối hợp của lĩnh vực do tư nhân dẫn đầu về kế hoạch phát triển và quản lý đô thị. Ông cũng đề cập đến hợp tác giữa Ấn Độ và Singapore trên nhiều lĩnh vực, trong khuôn khổ đối tác chiến lược, trong đó có phát triển kỹ năng và du lịch.

 

 

Minh Lý (P/v TTXVN tại Ấn Độ)

Ấn Độ cho phép IAEA tiếp cận cơ sở hạt nhân
Ấn Độ cho phép IAEA tiếp cận cơ sở hạt nhân

Ấn Độ đã cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tiếp cận rộng rãi và dễ dàng hơn đối với tất cả cơ sở hạt nhân của nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN