Thực hiện nghiêm Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam đã chủ động vào cuộc với tinh thần khẩn trương, quyết liệt.
Ngày 6/6, Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Qua kiểm tra hộ kinh doanh có địa chỉ tại số 1 ngách 199/16 ngõ 199, thôn Tế Xuyên 2, xã Thiên Đức (Gia Lâm, Hà Nội), Đội Quản lý thị trường số 8 huyện Gia Lâm phát hiện hộ kinh doanh này đang bày bán 19.600 chiếc quần lót nữ có nhãn chữ nước ngoài, do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Tổng trị giá lô hàng theo giá niêm yết là 235.200.000 đồng.
Khi hàng gian, hàng giả, thực phẩm "bẩn"... len lỏi ra thị trường, các doanh nghiệp làm ăn chân chính lại phải chật vật bảo vệ thương hiệu, uy tín và đối mặt với muôn vàn áp lực từ sự cạnh tranh không lành mạnh. Để bảo vệ người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, các chuyên gia cho rằng cần một hệ thống giải pháp tổng thể, đồng bộ từ quản lý, công nghệ đến chế tài xử phạt.
Lợi dụng sự phổ biến và thông dụng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội (MXH), nhiều người, trong đó không ít người nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) đã truyền tải nội dung sai sự thật, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng (NTD) và bức xúc cho người dân.
Trước thực trạng thực phẩm "bẩn", hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh các đợt thanh kiểm tra, nhằm tạo lập môi trường kinh doanh an toàn, minh bạch, phát triển bền vững.
Chiều 5/6, bà Phạm Đắc Mỵ Trân, Quyền Trưởng phòng Truyền thông xã hội và nội dung số, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết, TP Hồ Chí Minh đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo liên quan đến hàng giả, đặc biệt là thuốc chữa bệnh, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thực hiện cao điểm tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, lực lượng Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh đã phát hiện hàng ngàn sản phẩm không nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ hay hoá đơn chứng từ.
Ngày 5/6, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh Quảng Trị cho biết chỉ trong 1 đêm, đơn vị liên tiếp phát hiện các vụ vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu với tổng trị giá hàng hóa ước tính gần 1 tỷ đồng. Đặc biệt, toàn bộ số hàng hóa nói trên đều là hàng cấm, hàng nhập lậu, được vận chuyển theo hướng từ cửa khẩu Lao Bảo về thành phố Đông Hà tiêu thụ.
Ngày 4/6, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Vững (sinh năm 1989, trú tại xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) để điều tra về hành vi Buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự.
Ngày 2/6, Cục Hải quan đã ban hành quyết định chỉ đạo các chi cục hải quan khu vực, các đơn vị chuyên trách về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Trước diễn biến phức tạp của nạn hàng giả, hàng nhái, TP Hồ Chí Minh đang siết chặt kiểm tra, xử lý, với sự phối hợp đồng bộ giữa lực lượng chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cuộc chiến chống gian lận thương mại tại đô thị lớn nhất cả nước đang được thúc đẩy bằng quyết tâm cao và các giải pháp thực chất.
Theo UBND tỉnh Hải Dương, thực hiện cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, từ ngày 15 - 30/5, các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đã kiểm tra 223 cơ sở, xử phạt hành chính với số tiền trên 768 triệu đồng; hiện đang xác minh 393 cơ sở.
Chưa bao giờ cuộc chiến đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại lại được quan tâm và nhận được sự đồng thuận như hiện nay.
Hơn 5.000 lọ "mỹ phẩm Hàn Quốc” không có hóa đơn, chứng từ vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phát hiện, thu giữ.
Thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết, vào hồi 3 giờ 40 phút ngày 31/5, tại khu vực Bản Pùng thuộc Thôn 1, xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, Phòng phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) chủ trì phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn, Đồn Biên phòng Bình Nghi, Công an xã Đào Viên phát hiện, bắt giữ 8 đối tượng người Việt Nam có hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ từ Trung Quốc vào Việt Nam; tang vật thu giữ gần 400kg pháo nổ.
Ngày 31/5, Cục Hải quan cho biết, vừa phát hiện bắt giữ tàu cá vận chuyển dầu trái phép 75 m3 chất lỏng nghi là dầu DO, trị giá hàng vi phạm 1,3 tỷ đồng.
Vụ việc một kho, xưởng tân dược và thực phẩm chức năng giả khoảng 100 tấn vừa bị Công an thành phố Hà Nội phát hiện tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đã khiến dư luận bàng hoàng. Sự việc này không chỉ đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương mà còn phản ánh những tồn tại kéo dài trong công tác quản lý.
Ngày 30/5, Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Zalo, TikTok, YouTube và sàn thương mại điện tử về việc tăng cường quản lý mỹ phẩm tự chế, mỹ phẩm nhà làm.
Tối 30/5, đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phát hiện xe tải chở 180 con lợn nhiễm dịch tả châu Phi, không giấy tờ kiểm dịch, đang trên đường đi tiêu thụ tại Quảng Bình và thành phố Huế.
Tại Hà Nội, này 30/5, Đội Quản lý thị trường số 11 (Chi Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phối hợp với Công an phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Hà Nội) đã bất ngờ tiến hành kiểm tra Công ty trách nhiêm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thực phẩm Trần Gia, có địa chỉ tại Thửa đất số 417-2, tổ 5, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, tạm giữ 130kg thực phẩm không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế - PC03 - Công an TP Hà Nội) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Thiện (trú tại xã Liệp Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) về hành vi “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo Điều 226 Bộ luật Hình sự.