Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phát hiện và thu giữ 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc tại một hộ kinh doanh ở huyện Gia Bình.
Ngày 5/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội, phối hợp cùng lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hơn 7 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tại kho đông lạnh thuộc Công ty Đức Tấn Sài Gòn, địa chỉ số 1, km12, đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Ngày 3/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo về việc phát hiện hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, gồm Dáng Xuân Phục Linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine. Các sản phẩm này đang được quảng cáo và kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), website và mạng xã hội.
Ngày 30/4, liên quan đến vụ việc Chu Văn Diễn và 8 đồng phạm đặt sản xuất thuốc Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG giả, sau đó bán các sản phẩm này cho nhiều khách hàng, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố bị can đối với 9 đối tượng về hành vi sản xuất, buôn bán và giúp sức buôn bán thuốc chữa bệnh giả.
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc.
Ngày 27/4, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 (đóng tại thành phố Vũng Tàu) cho biết, đơn vị đang tạm giữ 2 tàu, trong đó, 1 tàu chở khoảng 70.000 lít dầu và tàu còn lại chở 300m3 cát nhiễm mặn không rõ nguồn gốc.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 5 đối tượng là giám đốc, thủ quỹ của các công ty sản xuất, mua bán thực phẩm chức năng giả.
Một vụ sản xuất dầu ăn, mì chính, hạt nêm và bột canh giả quy mô lớn vừa được Công an tỉnh Phú Thọ triệt phá tại xưởng sản xuất và kho hàng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Famimoto Việt Nam, địa chỉ tại Khu Đồng Đồi, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).
Nhằm đảm bảo chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường, kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc giả, ngày 25/4, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc lưu hành.
Có 807 kg thực phẩm là xúc xích, lạp xưởng, chả cá, chả mực… vừa được lực lượng chức năng phát hiện không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Liên quan đến đường dây sữa giả, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong 84 sản phẩm sữa bột thu giữ trong quá trình khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) đã xác định 12 sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả (giả về chất lượng) theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.
Ngày 21/4, Công an thành phố Hà Nội phối hợp cùng Đội quản lý thị trường số 17 - Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã bất ngờ khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Chiều 21/4, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 398) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Theo ông Lê Hoài Nhã, đại diện Chi cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ, Cục Quản lý thị trường Cần Thơ (nay là Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương) đã chủ động xây dựng kế hoạch chuyên đề lấy mẫu kiểm tra hậu kiểm đối với mặt hàng sữa đang lưu hành trên thị trường.
Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 1/4, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đơn vị đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ vận chuyển hơn 2 tấn thuốc trừ cỏ không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tỉnh Lạng Sơn có trên 231 km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc, đặc thù địa hình biên giới phức tạp với nhiều đường mòn, lối tắt, cùng với đó là hệ thống cửa khẩu trải dài, đường giao thông thuận tiện đã đưa đến nguy cơ các đối tượng lợi dụng để thực hiện các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển hàng cấm.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hành vi vi phạm đối với thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, xì gà nhập lậu, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Tiếp tục đẩy mạnh đợt thi đua cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, mới đây, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện, tạm giữ một phương tiện thủy nội địa (sà lan) đang vận chuyển trái phép khoảng hơn 100 tấn phân đạm Ure trên vùng biển Tây Nam.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, với quyết tâm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma tuý; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, đơn vị tiếp tục phát hiện, bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 30.000 lít dầu DO trên vùng biển Tây Nam.
Vào lúc 0 giờ ngày 6/2/2025, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển Tây Nam, lực lượng chức năng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện, kiểm tra tàu cá BV 99889 TS có dấu hiệu nghi vấn.