Theo các chuyên gia của Savills, việc kết hợp các yếu tố xã hội vào chiến lược kinh doanh bất động sản là một bước đi thông minh.
Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, một số chính sách mới và các văn bản chỉ đạo điều hành kịp thời đã tác động tích cực đến thị trường bất động sản cũng như một số lĩnh vực liên quan.
Thông tin mới nhất do Bộ Xây dựng vừa công bố về nhà ở và thị trường bất động sản quý IV và cả năm 2022 cho thấy, hiện nay, lượng tồn kho bất động sản hầu như chỉ có ở phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và đặc biệt là đối với các dự án ở vị trí có điều kiện hạ tầng không thuận lợi, thuộc về nhà đầu tư thứ cấp.
Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý IV và cả năm 2022 do Bộ Xây dựng vừa chính thức công bố cho thấy, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2022 tăng so với năm 2021.
Kết thúc năm 2022 với nhiều thách thức, thị trường nhà ở TP Hồ Chí Minh trong tương lai vẫn còn là một “ẩn số” với nhiều diễn biến khó dự đoán, đặc biệt là khi các yếu tố vĩ mô như triển vọng kinh tế và các điều chỉnh về chính sách còn chưa rõ ràng.
Đẩy mạnh chuyển nhượng dự án, bán cổ phần, tung mức chiết khấu siêu hấp dẫn… đó là một số giải pháp không ít doanh nghiệp bất động sản đã vận dụng để tự “cứu mình” trong thời gian qua.
Việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, siết trái phiếu doanh nghiệp được cho là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Tp.Hồ Chí Minh cũng như cả nước rơi vào tình trạng trầm lắng trong năm 2022.
Năm 2022 là một năm đầy biến động và thách thức của ngành bất động sản nhà ở cả nước và đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh.
Sang năm 2023, nhiều người hy vọng giá chung cư tại các thành phố sẽ giảm, song theo dự báo của các chuyên gia, điều này là rất khó, thậm chí dù "chững" lại nhưng giá có thể vẫn sẽ tăng trong thời gian tới.
Báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho biết, thị trường BĐS Hà Nội sẽ không có nhiều biến động trong vài tháng tới, nguồn cung nhà ở tiếp tục khan hiếm. Trong khi đó, các dự án nhà ở liền kề có giá lên tới 400 triệu/m2 gần như không có giao dịch…
Thông tin rao bán “cắt lỗ”, câu chuyện bất động sản (BĐS) đã chạm “đáy” chưa và nên “bắt đáy” BĐS vào thời điểm nào... đang nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, người có nhu cầu mua nhà để ở ngay từ những ngày đầu năm.
Các chuyên gia của Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam (C&W) nhận xét, hiện thị trường căn hộ tại Hà Nội đang hướng tới nhu cầu mua ở thực.
Năm 2023 được đánh giá là năm bắt đầu giai đoạn phục hồi của thị trường bất động sản. Mặc dù vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn nhưng các chuyên gia khuyến nghị, nếu nhà đầu tư tham gia thị trường đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để lựa chọn được bất động sản mang giá trị thực sự thì vẫn thành công, thu hoạch "trái ngọt".
Nhận diện khó khăn, vướng mắc, nút thắt cần tháo gỡ cũng như xu hướng, triển vọng phát triển của thị trường bất động sản năm 2023 là chủ đề chính của tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 13/1 với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, luận bàn về nội dung này.
Làm nhà ở xã hội hiện nay "nhiêu khê hơn, phức tạp hơn, gian khổ hơn, khó hơn làm nhà ở thương mại. Làm nhà ở thương mại khó 1, nhà ở xã hội khó 3", chia sẻ này được Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu nêu lên tại Tọa đàm "Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 13/1.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong bối cảnh thị trường nhà ở tại Hàn Quốc đang bước vào giai đoạn trì trệ, chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Hàn Quốc cũng đang có nhiều thay đổi. Trong số đó, các công ty xây dựng lớn như GS E&C, Daewoo E&C, Lotte E&C đã "chấm" Việt Nam, chọn đây là nơi đầu tiên trong công cuộc khai phá thị trường nước ngoài năm 2023.
Năm 2023, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra nhiều vấn đề nổi cộm, được dư luận quan tâm trong thời gian qua; trong đó, có hoạt động kinh doanh bất động sản với việc nhiều chủ đầu tư bán hàng không công bố thông tin, bán hàng khi chưa đủ điều kiện… Trong năm 2022, thanh tra Bộ Xây dựng đã kiến nghị xử lý về kinh tế số tiền 181,186 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua và được đánh giá là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp trong nước năm 2023.
Dòng vốn bị "tắc nghẽn", tác động của suy thoái kinh tế và các chồng chéo trong thủ tục đầu tư... đã gây ảnh hưởng lớn và thay đổi cục diện thị trường bất động sản (BĐS) năm qua.
Kể từ cuối quý II/2022 đến nay, thị trường bất động sản dần lao dốc và rơi vào trạng thái “ngủ đông” vì bị ảnh hưởng bởi những chính sách thắt chặt tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cùng nhiều lý do khác... Hệ quả của thực trạng trên là hàng loạt công ty, sàn môi giới phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động.
Chiều 3/1, tại Hà Nội, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức hội thảo "Bắt mạch thị trường bất động sản Việt Nam và dự báo năm 2023" với nhận định của nhiều chuyên gia rằng 6 tháng tới sẽ là thời cơ "vàng" để đầu tư bất động sản.