Để có được sinh hoạt độc đáo này phải kể đến công lao của ông Lê Đại Năm, hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ông lặn lội khắp nơi có người Sán Dìu sinh sống, sưu tầm những bài hát soọng cô cổ từ các nghệ nhân rồi biên dịch ra tiếng phổ thông.
Từ những hạt nhân đầu tiên là những người yêu văn hóa dân tộc, ông phục dựng trang phục nam đúng với phong cách truyền thống, mỗi ngày 16 âm lịch hàng tháng ông mời các câu lạc bộ trong xã, các câu lạc bộ của tỉnh bạn về giao lưu, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Từ năm 2010 đến năm 2015 câu lạc bộ của xã Đạo Trù đã đón 80 đoàn về giao lưu và tổ chức 70 lần đi giao lưu với các câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh.
Chính nhờ lòng say mê và cách làm việc khoa học nên những điệu hát ngày một phong phú và nhuyễn, như ngọn lửa truyền tới mỗi người dân Sán Dìu Đạo Trù. Lúc mới thành lập, câu lạc bộ chỉ có 20 nghệ nhân, trong đó 60% có độ tuổi từ 55 đến 60 thì nay đã có 35 nghệ nhân, trong đó 40% có độ tuổi từ 55 đến 60, còn lại 60% có độ tuổi dưới 55, đội ngũ đã được trẻ hóa.
Ông Nông Quốc Bình, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tặng hoa cho câu lạc bộ hát soọng cô chợ tình xã Đạo Trù (ông Lê Đại Năm nhận). |
38 bài hát truyền thống do ông Lê Đại Năm dày công sưu tầm và biên dịch đã trở thành tài sản vô giá của người Sán Dìu xã Đạo Trù. Đây là bài “Soi Cô”:
Cây vừng ra qủa đom đóm soiHát bài dân ca trước đi gọiHát bài dân ca gọi chủ nhàChủ nhà gọi nàng hãy dậy điNgôn ngữ chắt lọc, hình tượng thơ như khơi nguồn, đầy ẩn ý. Còn đây là bài giao duyên, lời ngỏ:Bát hoa rót nước tạo ánh vàngLá chè còn ở bát đáy trongNàng có thật tâm uống một bátMát tận đáy lòng nhớ đến chàngLời ngỏ nào đẹp và ý nhị đến thế. Còn đây là lời đáp:Uống nước bát hoa nhớ bát hoaUống nước từ chum nhớ chum đựngUống phải một bát nước chè thơmGiờ nào cũng nhớ đến công ngườiBắt nguồn từ thực tế cuộc sống, mỗi bài hát long lanh sắc màu, làm cho tâm hồn mỗi con người trong sáng, thánh thiện hơn. Những bài hát soọng cô được cất lên trong những buổi giao lưu, trong chợ tình hòa cùng âm thanh của đại ngàn, ngân mãi bản tình ca bất diệt.
Bên cạnh những bài hát cổ, ông Lê Đại Năm còn sáng tác những bài hát mới ca ngợi cuộc sống đang thay da đổi thịt từng ngày. Nhưng những bản tình ca để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai. Đây là trích đoạn lời bài: “Chợ tình”:
Chợ tình gặp bạn ngỏ lờiSuối ngập ngừng chảy quanh nơi ta ngồiHương hoa đượm thắm bờ môiMắt em đã nuốt hồn tôi mất rồiLời trao như núi chẳng trôiCòn non, còn nước, còn trời, còn taMượn rừng muôn sắc ngàn hoaTặng em cho thỏa ngày xa tháng gầnGiao duyên mỗi tháng một lầnVực Chuông cá suối cũng tần ngần bơiRất hiện đại nhưng cũng rất dân tộc, để rồi khi chia tay âm hưởng lời ca còn mãi trong lòng mỗi người, mỗi dân tộc:Páo dung giữ nhớ thả thươngSình ca rẽ núi tìm đường gặp nhauSoọng cô bền chặt trước sau Giao duyên kết bạn tình sâu nghĩa nồngRa về lưu luyến nhớ mongSông dài bến đợi lòng không quên đò