"Thần" châm cứu và những bệnh nhi

Ở tuổi 82, Giáo sư Nguyễn Tài Thu vẫn dành phần lớn thời gian của mình để chữa bệnh cứu người. Các buổi chiều 2,4,6 trong tuần ông thường dành riêng thời gian để châm cứu chữa bệnh cho các em nhỏ.

Ở phòng khám của giáo sư Thu, bọn trẻ thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau. Khi ngồi đợi bác sĩ, chúng run rẩy trong vòng tay cha mẹ. Khi những chiếc kim chạm vào người, chúng khóc ré lên đau đớn. Và khi xong đợt điều trị, chúng lại tung tăng nói cười.

Phóng viên báo Tin tức đã có dịp mục sở thị những cảnh này tại phòng khám của vị "thần" châm cứu nổi tiếng này:


Một bệnh nhi ngồi trong lòng mẹ chờ được chữa bệnh. Trung tâm chữa bệnh của Giáo sư Tài Thu không lúc nào thiếu vắng những bệnh nhân nhi. Bệnh thường gặp của các em là câm điếc liệt do di chứng các bệnh khác, sang chấn sản khoa, liệt dây thần kinh số bảy ngoại biên do lạnh, va đập, co giật...

Các y bác sĩ đang châm cứu cho một bệnh nhi. Châm cứu cho trẻ em là một công việc rất vất vả do các em chưa làm chủ được cảm xúc. Các em nhỏ thường xuyên giãy đạp nên cần có người ôm ghì. Một số trung tâm khác sử dụng cách trói bệnh nhi lại, tuy nhiên Giáo sư Thu và các đồng nghiệp không tán thành cách làm này.

Giáo sư Nguyễn Tài Thu châm cứu cho một em nhỏ.

Người bác sĩ già còn dỗ dành, an ủi bệnh nhi. Có rất nhiều bệnh nhi gào thét giãy đạp rất hăng. Khi gặp những tình huống như vậy, Giáo sư Nguyễn Tài Thu rất nhẹ nhàng, kiên trì dỗ dành các cháu.

Phản ứng đầu tiên của trẻ bao giờ cũng là gào khóc, sau đó mới nguôi ngoai...

Sau khi được châm kim xong, các bệnh nhi sẽ được chạy điện kích thích trực tiếp vào các huyệt đạo.

Giáo sư Thu đang châm cứu ở tay cho một bệnh nhi.

Một bé được mẹ bế đợi hết thời gian chạy điện.

Giáo sư Thu vừa châm cứu, vừa hỏi chuyện bệnh nhi.

 

Một phụ huynh cho con chơi máy tính bảng để con hết sợ.

hoặc đơn giản là chia sẻ nỗi lo sợ cùng con như cách này.

Một số bệnh nhi đến đây nhiều lần đã bớt sợ và coi các bác sĩ ở đây như người thân.

Giáo sư Thu nhận phần thưởng vô giá, cái thơm của một bệnh nhi. Bệnh nhi này thường được mọi người gọi là "lý trưởng". Em rất sợ bị châm nên thường đứng ra chỉ đạo những ai phải châm trước. Mục đích của em là làm người được chữa cuối cùng. Mặc dù cũng gào khóc như những bé khác, nhưng em thường nhớ rất rõ những chỗ nào cần châm. Ở nhà, em thường lấy tăm giả làm kim và bắt bố mẹ làm bệnh nhân cho mình "thực tập".


Hiện tại, Giáo sư bác sĩ Nguyễn Tài Thu đang là Phó Chủ tịch Hội châm cứu Thế giới, Chủ tịch Hội châm cứu Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp chữa bệnh, cứu người, ông đã được trao nhiều danh hiệu, giải thưởng, huân huy chương:

+Thầy thuốc Nhân dân
+Anh hùng Lao động
+Huân chương Độc lập hạng Nhì
+Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, hạng Ba
+Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì
+Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ
+Huy chương Quyết tử
+Huy chương Chiến thắng
+Huy chương Vì Sức khỏe Nhân dân.

Để biết rõ hơn về công việc khám chữa bệnh của Giáo sư Thu, quí vị độc giả có thể tham khảo thêm tại http://hoitunhantam.vn/

APN
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN