Nỗi lo của người vô gia cư Nhật Bản trước thềm Olympics 2020

11h đêm, khi những tấm cửa cuốn ga tàu điện ngầm Shijuki tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) sập xuống, lác đác người vô gia cư cùng tấm bìa cát-tông làm giường bắt đầu xuất hiện tìm chỗ ngủ trong đêm đông lạnh lẽo.

Chú thích ảnh
Mỗi người một tấm bìa cát-tông, một tấm chăn mỏng làm chỗ ngủ trước cửa ga tàu điện ngầm. Ảnh: AP

Hàng chục người vô gia cư vất vưởng tìm chỗ ngủ tại các điểm công cộng bày tỏ lo ngại rằng với việc cải thiện hình ảnh của Nhật Bản trước kỳ Thế vận hội Mùa hè Olympics 2020 sẽ diễn ra tại đây từ ngày 24/7 đến hết 9/8, giới chức sẽ buộc họ phải chuyển chỗ. Trước đó, lực lượng an ninh đã cảnh báo những người vô gia cư này sẽ phải tìm chỗ ngủ “kín đáo hơn” vào cuối tháng Ba.

Nỗ lực xóa bỏ các “điểm đen” của đô thị, đem lại hình ảnh thành phố đẹp hơn thường xuyên được tiến hành trước khi diễn ra các kỳ Olympics gần đây, bao gồm những kỳ Thế vận hội tại Bắc Kinh (Trung Quốc), London (Anh) và Rio de Janeiro (Brazil).

Chú thích ảnh
Gia tài của những người vô gia cư trú trong các nhà ga tàu điện ngầm. Ảnh: AP
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Tuy nhiên, giới chức thành phố Tokyo phủ nhận họ tiến hành “dọn” người vô gia cư trên phố không phải chỉ vì Olympics. Họ cho biết đây chỉ là một phần trong nỗ lực phúc lợi chung để tìm việc làm và chỗ ở cho người vô gia cư.

“Không có gì ngoài chương trình giúp đỡ người vô gia cư. Chúng tôi đang tìm cách nói chuyện, thuyết phục họ”, Emi Yaginuma – một quan chức trong chính quyền thành phố Tokyo phụ trách chương trình – chia sẻ.

Về mặt lý thuyết, ngủ qua đêm tại các ga tàu là vi phạm quy định. Nhưng trong thực tế, những người vô gia cư từ lâu luôn tìm chỗ ngủ ở ga Shinjuku và các điểm khác. JR East - một công ty tàu điện ngầm lớn tại Tokyo - không có quy định về người vô gia cư và nhân viên xử lý tình huống ra sao khi người vô gia cư xuất hiện.

Chú thích ảnh
Người vô gia cư ăn ngủ, sinh hoạt ngay tại các nhà ga tàu. Ảnh: AP
Chú thích ảnh

Đối với một quốc gia phát triển như Nhật Bản, tỷ lệ nghèo tại được đánh giá là tương đối cao. Nhật Bản cũng ít có những chương trình phúc lợi xã hợi như các nước châu Âu và thiếu các tổ chức từ thiện tư nhân như Mỹ.

Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố 2017, gần 16% người Nhật Bản thuộc nhóm tỷ lệ nghèo, với thu nhập trung bình năm thấp hơn 1,2 triệu yên. Tỷ lệ nghèo đối với gia đình chỉ có một người lớn và trẻ nhỏ còn cao hơn, 51%.

Các mạng lưới hỗ trợ gia đình chưa hiệu quả và sự mất ổn định về công việc đã khiến nhiều người dân Nhật Bản lâm vào cảnh vô gia cư. Bên cạnh đó, văn hóa thích ứng của Nhật Bản cũng khiến nhiều người, trong đó có nhiều gia đình, ngại lên tiếng xin giúp đỡ.

Chú thích ảnh
Khu lều dựng tạm cho người vô gia cư bên bờ sông Tama, phía Tây Tokyo. Ảnh: AP 
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Phần lớn những người vô gia cư ngủ tại các ga tàu điện ngầm ở dưới khu vực mua sắm sầm uất Shinjuku là những cụ ông và tầng lớp lao động nghèo khổ. Daisaku Seto – người làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận cho người tị nạn có tên gọi Palsystem – cho biết có một vài người bị mắc bệnh tâm lý và cần được đào tạo để kiếm được công việc tốt hơn. 

“Chúng ta cần đưa ra những phương thức để vực họ đứng dậy”, ông Seto – một trong những người đứng đầu đơn vị có tên gọi Mạng lưới chống nghèo – kết luận. 

Video Olympic Tokyo 2020 vẫn diễn ra đúng kế hoạch (nguồn: Vnews):

 

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Nhật Bản cân nhắc phục vụ thực phẩm từ Fukushima cho Olympics 2020
Nhật Bản cân nhắc phục vụ thực phẩm từ Fukushima cho Olympics 2020

Trong nhiều năm, Chính phủ Nhật Bản thuyết phục người tiêu dùng rằng thực phẩm từ Fukushima là an toàn mặc dù nơi đây từng gắn với thảm họa hạt nhân. Vậy sản phẩm từ Fukushima liệu có được tin dùng dành cho du khách vào dịp Olympics 2020 sắp tới?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN