Ngay từ cuối thế kỉ 19, trong quá trình biến Hà Nội trở thành thuộc địa, người Pháp đã trồng nhiều cây xanh tại các tuyến phố trung tâm, tạo cảnh quan cho thành phố. Nhiều hàng cây còn lại cho đến ngày nay.
Hàng sấu xanh tốt trên phố Lê Thánh Tông.
Góc phố Lý Thường Kiệt - Lê Thánh Tông.
Hàng phượng trên phố Lý Thường Kiệt.
Khu vực vườn hoa Tao Đàn có rất nhiều cây xanh.
Những mầm non của cây bằng lăng dưới nắng xuân.
Phố Hai Bà Trưng cũng có hàng sấu và xà cừ cổ thụ xanh tốt.
Hà Nội được mệnh danh là "Thành phố vì hòa bình", một phần nhờ vào màu xanh mướt này.
Cây sưa sau khi nở hoa, lá non ra mơn mởn trên phố Phan Chu Trinh.
Phố Ngô Quyền cũng là một trong những phố có nhiều cây cổ thụ.
Bên hồ Gươm, những hàng cây xanh tốt bốn mùa trở thành nơi dạo mát lý tưởng của người dân Hà Nội và du khách. Cây đã trở thành người bạn thân tình qua bao ngày tháng.
Nơi hò hẹn của các đôi lứa yêu nhau.
Đường Đinh Tiên Hoàng bên Bờ Hồ.
Cây xanh chở che cho mái đền Bà Kiệu bên hồ Gươm.
Những kiến trúc Pháp cổ sẽ không còn đẹp nếu thiếu bóng cây xanh.
Bởi vậy, dễ hiểu khi việc quyết định chặt hạ 6.700 cây xanh trên khắp các đường phố Hà Nội của Sở Xây dựng bị phản đối gay gắt. Dư luận yêu cầu cơ quan chức năng phải có giải trình cụ thể lí do chặt cây.
Một góc phố Hai Bà Trưng khi thiếu đi bóng mát cây xanh.
Cây chẹo bị chặt ngang thân bên hồ Gươm. Người dân luôn mong muốn Hà Nội giữ lại được những hàng cây xanh thân thương, cổ kính bởi đó chính là hồn cốt của Hà Nội.
Hà Nội thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua, đồng thời tạm đình chỉ công tác Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp.