Hòa Bình đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế

Thực hiện quy hoạch giao thông vận tải từ năm 2013 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Hòa Bình đã đầu tư một số tuyến đường mang tính trọng điểm, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn, đồng thời tăng khả năng kết nối với các tỉnh và khu vực lân cận.

Chú thích ảnh
 Cầu Hòa Bình 1 trong giờ cao điểm. 
Chú thích ảnh
Cầu Hòa Bình 2 đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2021.
Chú thích ảnh
Cầu Hòa Bình 3 được xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 2/2020.
Chú thích ảnh
Hệ thống đường giao thông trong thành phố Hòa Bình được mở rộng, nâng cấp, góp phần quan trọng vào sự phát triển đồng bộ về kinh tế của hai bên bờ sông Đà.
Chú thích ảnh
Tỉnh lộ 433 dài hơn 90 km, kết nối TP Hòa Bình với các xã vùng cao huyện Đà Bắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các xã vùng cao. 
Chú thích ảnh
Đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Lương Sơn là tuyến đường kết nối vùng giữa các tình Hòa Bình - Hà Nam - Ninh Bình - Thanh Hóa. 
Chú thích ảnh
 Đường Hòa Lạc - Hòa Bình đoạn giao cắt với Quốc lộ 6 cũ. 
Chú thích ảnh
 Đường Hòa Lạc - Hòa Bình đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng và giúp giảm khoảng cách về kinh tế giữa đô thị và miền núi. 
Trọng Đạt (TTXVN)
Hạ tầng giao thông TP Hồ Chí Minh phát triển chậm so với quy hoạch
Hạ tầng giao thông TP Hồ Chí Minh phát triển chậm so với quy hoạch

Mỗi năm, TP Hồ Chí Minh bố trí khoảng 10.000 tỷ đồng cho ngành giao thông, tuy nhiên, mức đầu tư này chưa đáp ứng nhu cầu, hệ thống hạ tầng giao thông tại thành phố phát triển chậm so với quy hoạch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN