Hình tượng Bác Hồ trong tranh của những danh họa nổi tiếng Việt Nam

60 tác phẩm được chọn lọc trong hàng trăm tác phẩm sáng tác của các nghệ sỹ Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang được giới thiệu tại Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bộ sưu tập bao gồm các thể loại và chất liệu như hội họa, đồ họa, điêu khắc, tranh thêu, tranh trổ giấy… trong đó, nổi bật nhất là những tác phẩm hội họa.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là người đấu tranh không biết mệt mỏi cho độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Người là biểu tượng hòa bình của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị, tận tụy hết lòng vì đất nước và nhân dân, tình cảm đó của Người khắc sâu trong trái tim các thế hệ nhà thơ, nhà văn, các tầng lớp văn nghệ sỹ, trở thành nguồn cảm hứng sáng tác đặc biệt. Họ vẽ tranh, tạc tượng về Người như một sự thôi thúc tình cảm tự nhiên, xuất phát từ tấm lòng, tình yêu, sự ngưỡng mộ và tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Điều đặc biệt, hình tượng của Người được khắc họa rõ nét qua các tác phẩm của những danh họa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam như: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Phan Kế An…. Đó là những tác phẩm ghi chép lịch sử về tình cảm của nhân dân đối với Người, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) diễn ra đến hết ngày 30/5/2025.

Chú thích ảnh
Hồ Chủ tịch cùng các em nhi đồng, khắc gỗ của Tô Ngọc Vân.
Chú thích ảnh
Đầu nguồn, khắc gỗ của Trần Văn Cẩn.
Chú thích ảnh
Bác Hồ với các chiến sĩ bảo vệ. Khắc gỗ Trần Văn Lưu.
Chú thích ảnh
Hồ Chủ tịch, in đá của Phan Kế An.
Chú thích ảnh
Bác Hồ làm việc vở Việt Bắc, khắc gỗ của Nguyễn Văn Tỵ.
Chú thích ảnh
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh chất liệu tổng hợp của Lee Sang Phil.
Chú thích ảnh
Bác Hồ thăm trận địa tên lửa, sơn dầu của Vương Trình.
Chú thích ảnh
Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, bột màu của Nguyễn Bích.
Chú thích ảnh
Đón Bác về bản khắc gỗ của Lê Toàn.
Chú thích ảnh
Bác Hồ vui trung thu Hòa bình 1955, chất liệu lụa của Lại Văn Thành.
Chú thích ảnh
Bên giếng nước, sơn khắc của Nguyễn Nghĩa Duyện.
Chú thích ảnh
Bác Hồ với thày thuốc, khắc gỗ Nguyễn trọng Cát.
Chú thích ảnh
Nhà của Bác ở Phủ Chủ tịch, sơn dầu Lương Xuân Nhị.
Chú thích ảnh
Rước ảnh bác, khắc gỗ của Thẩm Đức thụ.
Chú thích ảnh
Bác Hồ với nông dân, sơn mài của Vũ Văn Thơ.
Chú thích ảnh
Bác Hồ với công nhân xe lủa Gia Lâm, sơn dầu của Phạm Lung.
Chú thích ảnh
Rời lều cóa Bác tiếp tục hành quân, sơn dầu của Nguyễn trọng Kiệm.
Chú thích ảnh
Bác đi chiến dịch, sơn dầu của Nguyễn Đức Dụ.
Chú thích ảnh
Phút nghỉ ngơi, sơn dầu của Lê Thị Kim Bạch.
Chú thích ảnh
Bác Hồ câu cá, khắc gỗ của Nguyễn Nghĩa Duyện.
Chú thích ảnh
Bác hồ với tây Nguyên, bột màu của Xu Man.
Chú thích ảnh
Học sinh các trường thăm quan triển lãm tranh về Bác nhân dịp sinh nhật của Người.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Các cháu học sinh tham quan triển lãm về Bác nhân dịp sinh nhật 135 năm của Người. Đây là hoạt động mang tính giáo dục đầy niềm tự hào và để bày tỏ lòng biết ơn đến Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại đã cống hiến cả cuộc đời mình cho giải phóng dân tộc.
An Thành Đạt/ Báo Tin tức và Dân tộc
Những di sản vượt thời đại, vẹn nguyên tính thời sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Những di sản vượt thời đại, vẹn nguyên tính thời sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách đây 38 năm, năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết vinh danh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam. Sự vinh danh này đã khẳng định di sản mà Người để lại mang tính phổ quát, vượt thời đại và vẹn nguyên tính thời sự.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN