Hà Nội: Toàn cảnh huyện Gia Lâm trước ngày lên quận

Theo kế hoạch, quận Gia Lâm sẽ có 16 phường gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.

Chú thích ảnh
Ngày 22/9, tại Kỳ họp thứ 13, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm.
Chú thích ảnh
Quận Gia Lâm được thành lập trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số; thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn. Trong ảnh: Trung tâm Hành chính, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Gia Lâm khánh thành và đi vào sử dụng từ tháng 1/2022.
Chú thích ảnh
Những năm qua, hạ tầng giao thông tại Gia Lâm được chú trọng đầu tư như: Tuyến đường từ khu đô thị Trâu Quỳ đến ga Phú Thụy; Nút giao Cổ Linh, đường song hành và đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng;... Trong ảnh: Từ cao tốc Hà Nội-Hải Phòng nhìn về nút giao Cổ Linh (nối huyện Gia Lâm và quận Long Biên), là nút giao thông hiện đại nhất Hà Nội.
Chú thích ảnh
Bên cạnh đó, hệ thống đường sắt được duy trì. Trong ảnh: Ga Yên Viên đi qua thị trấn Yên Viên.
Chú thích ảnh
Hàng loạt các loại hình bất động sản từ nhà riêng, nhà phố, nhà mặt tiền, đất nền, dự án, biệt thự, căn hộ chung cư... đều trở thành tiêu điểm chú ý của bất động sản huyện Gia Lâm.
Chú thích ảnh
Từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông đã khiến Gia Lâm hứa hẹn trở thành thị trường bất động sản đầy tiềm năng.
Chú thích ảnh
Khu đô thị Đặng Xá nằm cạnh quốc lộ 5 (trên địa bàn 3 xã Cổ Bi, Trâu Quỳ, Phú Thị), được coi là nhà ở xã hội "tiên phong" của Thủ đô sau nhiều năm xây dựng, vẫn đang là hình mẫu phát triển cho nhiều khu đô thị giá rẻ khác.
Chú thích ảnh
Gia Lâm đã vượt chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới; trong 6 tháng cuối năm 2023, huyện sẽ tiếp tục phấn đấu hoàn thành thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, bao gồm: Kim Sơn, Dương Quang, Đông Dư, Trung Mầu, Yên Thường, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Bát Tràng, Ninh Hiệp).
Chú thích ảnh
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.673,1 tỷ đồng, bằng 28,5% dự toán thành phố và huyện giao, bằng 32,3% cùng kỳ năm 2022. 
Chú thích ảnh
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), từ năm 2018 đến nay, Gia Lâm đã có gần 100 sản phẩm được đánh giá, phân hạng từ 3 sao đến 5 sao. Trong ảnh: Một góc làng gốm Bát Tràng.
Chú thích ảnh
Tại xã Phù Đổng, từ tài nguyên về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, xã đã khai thác lợi thế gắn với phát triển du lịch sinh thái. Trong ảnh: Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng là nơi phụng thờ Thánh Gióng - Một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Chú thích ảnh
Năm 2023, Gia Lâm phấn đấu 5/5 cụm công nghiệp, cụm sản xuất làng nghề tập trung có công trình xử lý nước thải, bảo đảm chất lượng sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép.
Chú thích ảnh
Gia Lâm được xác định là đô thị nằm trong khu vực phát triển mở rộng nội đô về phía Đông của Thủ đô Hà Nội với chức năng chính là phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế... gắn với các ngành công nghiệp, công nghệ cao theo hưởng quốc lộ 5 và quốc lộ 1A.
Chú thích ảnh
Việc thành lập quận Gia Lâm được nhận định sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền phù hợp, tạo tiền đề cho Gia Lâm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh; khai thác tối đa lợi thế kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi và hưởng thụ của người dân.

    

Trung Nguyên/Báo Tin tức
Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội: Nhất trí chủ trương thành lập quận Gia Lâm và 16 phường
Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội: Nhất trí chủ trương thành lập quận Gia Lâm và 16 phường

Ngày 22/9, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 13, HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN