Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), hiện tượng này sẽ xuất hiện từ sáng 18/8 và kết thúc vào sáng 21/8, tạo ra hiện tượng trăng tròn trong ba ngày.
Siêu trăng là hiện tượng Mặt Trăng ở gần Trái Đất hơn những thời điểm khác, khiến trăng tròn to, rõ hơn so với mọi khi, có thể rõ ràng quan sát bằng mắt thường. Siêu trăng xanh xuất hiện vào ngày 19/8 còn được gọi là trăng “cá tầm”.
Trăng tròn tháng này cũng được gọi là siêu trăng xanh do kết hợp của 2 hiện tượng siêu trăng (hiện tượng Mặt trăng tiến rất gần đến Trái đất vào thời điểm trăng tròn) và trăng xanh (hiện tượng trăng tròn xuất hiện 2 lần trong vòng một tháng dương lịch hoặc 3 lần trong 4 tháng). Thông thường, chỉ có ba lần trăng tròn vào mỗi mùa trong năm; tuy nhiên vì chu kỳ của trăng tròn xảy ra cứ 29, 53 ngày/lần nên thỉnh thoảng một mùa sẽ có 4 lần trăng tròn. Trăng tròn thêm trong mùa được gọi là trăng xanh; xuất hiện trung bình 2,7 năm/lần.
Đêm 19/8, siêu trăng đầu tiên trong năm 2024 sẽ xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.