Chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo trạm xe buýt Xô viết

Nhiều kiến trúc sư trong thời kì Liên bang Xô viết chưa tan rã đã tạo nên những tác phẩm để đời bằng hình ảnh trạm chờ xe buýt.


Đây là trạm xe buýt tại vùng lãnh thổ Abkhazia – được coi là một trong những tác phẩm sáng tạo nhất của nghệ sĩ Zurab Tsereteli, người sau này trở thành Giám đốc học viện nghệ thuật nước Nga.

Nhiếp ảnh gia người Canada Christopher Herwig đã dùng 12 năm đi trọn vẹn quãng đường dài 30.000 km qua các nước cộng hòa thuộc liên bang Xô viết xưa để ghi lại những công trình kiến trúc kì lạ này.


Một tác phẩm khác của nghệ sĩ Tsereteli. Khi nhiếp ảnh gia Herwig liên lạc để hỏi ông Tsereteli lí do tại sao lại thiết kế một trạm xe buýt với mái che “có mà như không”, ngài Tsereteli hóm hỉnh trả lời “tôi không quan tâm nó có mái che hay không. Tôi là một nghệ sĩ, công việc của tôi là sáng tạo”.

Trạm xe buýt không khác gì một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc.

Tại Tây Âu, trạm xe buýt được coi là loại hình kiến trúc đơn giản nhất, chủ yếu mang tính thực tế cao. Nhưng đối với những trạm xe buýt được xây dựng trong thế kỷ 18, trải dài từ bờ biển Đen cho đến thảo nguyên Kazakhstan, mỗi địa điểm lại thể hiện một lối kiến trúc độc đáo khác nhau. Trạm xe buýt mở ra cơ hội cho các họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư thỏa sức sáng tạo. Với bất kì vật liệu nào có sẵn trong tay cùng với trí tưởng tượng phong phú, các nghệ sĩ đã thổi hồn vào tác phẩm, tụ do thể hiện quan điểm, cái tôi cá nhân mà không làm chính phủ nổi giận. Họ bày tỏ suy nghĩ muốn dùng tác phẩm của mình góp phần làm cho cuộc sống trở nên màu sắc, tươi sáng hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh các trạm xe buýt ấn tượng trong bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia
Herwig:

Trạm xe buýt rực rỡ sắc màu trên con đường đất đá vắng bóng người đi.

Biểu tượng chim bồ câu hòa bình nuôi hi vọng cho người dân Kazakhstan.


Nhiếp ảnh gia Herwig cho biết hiện các trạm xe buýt kiểu này không còn giữ nguyên chức năng phục vụ giao thông như trước kia. Mà giờ chúng trở thành tụ điểm cho một số người đến đó, nghỉ ngơi và cùng nhau uống bia.

Trạm xe buýt làm bằng gỗ được sơn đủ màu sắc tại Estonia.

Hồng Hạnh (theo CNN)
Những thành phố ngầm kỳ dị nhất
Những thành phố ngầm kỳ dị nhất

Khi các thành phố ngày càng trở nên đông đúc hơn, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không làm nhà dưới lòng đất? Dưới đây là những công trình ngầm kỳ dị nhất thế giới, trong đó có các căn nhà trong đá ở Australia và những căn hộ được cải tạo từ hầm trú bom ở Bắc Kinh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN