Cận cảnh công viên xây dựng không phù hợp với quy hoạch của Tập đoàn Nam Cường

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Công viên Thiên văn học (Dương Nội, Hà Đông) do tập đoàn Nam Cường xây dựng chưa thể đưa vào khai thác vì xây dựng không phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/500 của Khu đô thị mới Dương Nội.

Vừa qua, tại phiên họp giải trình về quản lý đầu tư, xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ở của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khóa XVI, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, một số dự án công trình hạ tầng xã hội thiết yếu như trường học, vườn hoa, cây xanh, hồ nước, bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí... chậm triển khai, chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch theo dự án được phê duyệt, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Đáng chú ý, ông Dương Đức Tuấn chỉ đích danh dự án Công viên Thiên văn học (do tập đoàn Nam Cường xây dựng) hoàn toàn sai với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của khu đô thị mới Dương Nội (quận Hà Đông). Sở Xây dựng cùng các đơn vị liên quan đang xử lý các vấn đề liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng ở dự án này.

Theo Quyết định 1955/QĐ-UBND ngày 2/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Dự án Khu đô thị mới Dương Nội, Công viên Thiên Văn học bao gồm các hạng mục cây xanh (CX05) và mặt nước (MN), tổng diện tích gần 12ha.

Đây là công trình xã hội, phi lợi nhuận, công trình phục vụ mục đích cộng đồng. Khi triển khai xây dựng, công trình không thay đổi về tổng diện tích và mục đích sử dụng, nhưng có sự điều chỉnh về chi tiết hạng mục giữa cây xanh và mặt nước theo hướng mang lại lợi ích hơn cho cộng đồng.

Cụ thể, theo tinh thần chủ trương cần tăng diện tích mặt nước ở khu vực Hà Đông, chủ đầu tư đã tăng chi phí đầu tư để tăng diện tích mặt nước, bổ sung thêm cảnh quan giải trí tạo điểm nhấn cho Khu đô thị.

Đây là khu công viên có quy mô, hiện đại và đặc sắc nhất Đông Nam Á. Việc điều chỉnh giảm diện tích cây xanh, tăng diện tích mặt nước vẫn đảm bảo tổng diện tích xây dựng công việc và được cơ quan chuyên môn là Sở Quy hoạch kiến trúc xác nhận là phù hợp với quy hoạch chung của ô đất chức năng công viên cây xanh.

Video và chùm ảnh phóng viên ghi nhận hiện trạng Công viên Thiên văn học đã bỏ hoang 2 năm qua:

Chú thích ảnh
Công viên Thiên văn học được khởi công xây dựng từ năm 2017, tổng diện tích 12ha, tổng vốn đầu tư khoảng 260 tỷ đồng.
Chú thích ảnh
Công viên gồm hồ Bách Hợp Thủy rộng 6ha và nhiều hạng mục được xây dựng theo chủ đề thiên văn học kết hợp với cây xanh, hồ nước.
Chú thích ảnh
Trong đó, Quảng trường Zodiac, Vườn Dải ngân hà, Quảng trường Hệ mặt trời, Cầu Ánh trăng, Khu vật thể lạ (UFO Zone), Quảng trường Ngoài hành tinh, Bể hố đen… là những hạng mục điểm nhấn.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Hơn 2 năm qua, công viên vẫn đóng cửa, dù các hạng mục đã hoàn thiện.
Chú thích ảnh
Mọi lối vào đều được bịt kín bằng các rào bằng sắt, gỗ. Các lối vào đều được bố trí bảo vệ canh gác để không cho người vào tham quan.
Chú thích ảnh
Khung cảnh nhếch nhác của công viên.
Chú thích ảnh
Hệ thống thiết bị tập thể dục ngoài trời nằm phơi nắng suốt 2 năm qua.
Chú thích ảnh
Lý do cho việc đóng cửa là vì công viên này đầu tư hoàn toàn sai quy hoạch chi tiết 1/500 của khu đô thị Dương Nội.
Chú thích ảnh
Liên quan đến các công viên trên địa bàn, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, đã lập tổ công tác và quyết tâm trong năm 2023, làm sống lại các công viên của Hà Nội và người dân được hưởng lợi công bằng và tự do về nguyên tắc tiếp cận các phúc lợi đó.
Chú thích ảnh
Một góc Công viên Thiên văn học đang bị bỏ hoang trong khu đô thị Dương Nội.

  

Trung Nguyên/Báo Tin tức
Talk show: Sửa đổi Luật Đất đai vì lợi ích quốc gia và người dân
Talk show: Sửa đổi Luật Đất đai vì lợi ích quốc gia và người dân

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Dự thảo luật có nhiều điểm mới và đột phá, được kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế trong chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai hiện hành, tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả nguồn lực đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo đảm công bằng, ổn định xã hội...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN