Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững

Những năm gần đây, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với những loại hình như: Du lịch cộng đồng, homestay, du lịch văn hóa.

Không chỉ có nền văn hóa lâu đời, lối sống đặc trưng riêng của dân tộc Thái, nét độc đáo trong nghề dệt thổ cẩm truyền thống còn mang giá trị thuần khiết, hội tụ tinh hoa của người Thái nơi đây. Những đường nét hoa văn trên các sản phẩm thể hiện sự khéo léo, kỳ công, tỉ mỉ chứa đựng sự kiên trì tinh tế mang vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái Thái với các họa tiết, hoa văn sinh động. 

Chú thích ảnh
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống được người Thái ở Tân Kỳ, Nghệ An giữ gìn theo thời gian. 
Chú thích ảnh
Phụ nữ Thái bản Phẩy Thái Minh, xã Tiên Kỳ tỷ mỉ tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo. 
Chú thích ảnh
Dưới bàn tay khéo léo, phụ nữ dân tộc Thái đã dệt nên nhiều hoa văn đẹp. 
Chú thích ảnh
Nghề dệt thổ cẩm được người Thái truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Sản phẩm được đưa đi trưng bày hoặc bán cho người dân và khách du lịch. 
Chú thích ảnh
Nghề dệt thổ cẩm phát triển, vừa giữ được những nét đẹp của văn hóa truyền thống vừa là nguồn thu nhập của những người phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế gia đình.
Bích Huệ (TTXVN)
Dệt thổ cẩm truyền thống gắn với du lịch cộng đồng ở Bá Thước
Dệt thổ cẩm truyền thống gắn với du lịch cộng đồng ở Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi ở xứ Thanh vẫn còn gìn giữ nhiều nét đặc trưng bản sắc văn hóa của dân tộc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái, người Mường. Để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình, một số hộ gia đình dân tộc Thái, Mường trên địa bàn huyện Bá Thước đã tìm tòi, sáng tạo nhiều sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN