Tại các bản làng vùng cao của xã, do nhu cầu về gỗ để làm nhà, chuồng trại chăn nuôi và nguồn chất đốt quá lớn đã dẫn đến tình trạng rừng tái sinh, rừng lâu năm, rừng phòng hộ bị người dân xâm hại, chặt phá, khai thác trái phép thường xuyên diễn ra.
Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm phụ trách địa bàn xã còn mỏng, thiếu năng lực chuyên môn; chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chủ quan, lơ là trong công tác quản lý, bảo vệ rừng khiến thực trạng phá rừng trên địa bàn càng “nhức nhối”.
Gốc cây to bị cưa hạ cùng nhiều tấm ván vỏ nằm lại tại hiện trường minh chứng cho hoạt động sơ chế gỗ thành phẩm diễn ra ngay tại trong rừng.
Gốc cây to bị cưa hạ cùng nhiều tấm ván vỏ nằm lại tại hiện trường minh chứng cho hoạt động sơ chế gỗ thành phẩm diễn ra ngay tại trong rừng.
Một gốc cây to bằng một người ôm bị cưa hạ.
Từ con đường liên bản đi vào Huổi Ké (xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) rất dễ bắt gặp cảnh cây rừng bị cưa hạ, nằm ngổn ngang bên triền núi.
Một lóng gỗ có chu vi vành thân một người ôm, chiều dài gần 2m còn nằm lại ven đường mà người dân chưa kịp mang đi.
Những tấm ván vỏ còn nằm lại ven đường sẽ được người dân mang về bản làm củi đốt trong sinh hoạt hoặc gia cố chuồng trại.