Tranh thủ thời tiết nắng ấm, những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, nông dân huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) xuống đồng chăm sóc lúa vụ Đông - Xuân với diện tích gieo trồng hơn 4.100 ha.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều tuyến đường của Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao, nhiều tuyến phố đông nghịt dẫn đến ùn tắc cục bộ bất kể ngày đêm, cao điểm hay thấp điểm.
Vào ngày 23 tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo, bên cạnh việc mua cá chép sống phóng sinh, nhiều gia đình lựa chọn những chiếc bánh thạch 3D hình cá chép để đặt lên mâm cúng. Những chiếc bánh bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không chất phụ gia, sau khi thắp hương có thể trở thành món ăn thanh mát
Chỉ còn vài ngày là đến Tết Nguyên đán 2024, hàng nghìn người với hành lý lỉnh kỉnh đã đổ về ga Sài Gòn để về quê đón Tết sớm, vì đây là ngày cuối tuần của năm (âm lịch).
Sáng 2/2, tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long đã tổ chức trang trọng nghi lễ "Tống cựu nghinh Tân".
Chợ Hàng Bè nằm trong phố cổ Hà Nội, nổi tiếng với đồ ăn tươi ngon, còn được gọi đùa là "Chợ nhà giàu". Vào ngày 23 tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo, gà ngậm hoa hồng tại chợ có giá tới gần 1 triệu đồng/ con, vẫn bán tơi tới.
Sáng 2/2 (tức 23 tháng Chạp âm lịch), lực lượng Cảnh sát đường thuỷ, Công an quận Bình Thạnh cùng lực lượng Tàu kiểm ngư TP Hồ Chí Minh tổ chức tuần tra, kiểm soát để người dân yên tâm thả cá phóng sinh tại chùa Diệu Pháp.
Lễ cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mọi nhà đều làm mâm cơm cúng ông Công ông Táo để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần đã bảo vệ họ suốt năm vừa qua.
Sáng 2/2 (tức ngày 23 tháng Chạp), ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, nhiều người dân TP Hồ Chí Minh đã đến các chợ truyền thống từ sớm để tranh thủ mua đồ cúng ông Công ông Táo. Các mặt hàng đặc trưng trong mâm cúng ông Công ông Táo của người miền Nam như cá chép, kẹo thèo lèo, hoa cúc vạn thọ, chè trôi nước... được người dân chọn mua nhiều nhất.
Sáng ngày 2/2, (ngày 23 Tết ông Công ông Táo), người dân Hà Nội ngỡ ngàng chứng kiến sương mù dày đặc, Hà Nội mờ ảo như ở xứ sở sương mù, không khí ô nhiễm ở mức đáng báo động.
Sáng 23 tháng Chạp, chợ cá Yên Sở (Hà Nội) rực sắc đỏ của hàng vạn con cá chép "tụ hội" về đây, phục vụ nhu cầu của người dân Thủ đô trong ngày tiễn ông Công, ông Táo "về trời".
Trên khắp các tuyến phố của Thủ đô Hà Nội được trang trí pano tuyên truyền, cờ hoa rực rỡ chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón chào năm mới Giáp Thìn 2024.
94 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thu non sông về một mối, giữ vững độc lập, tự do, đã và đang có sự phát triển vượt bậc với sức mạnh mới và vị thế vẻ vang chưa từng có trong lịch sử để hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường.
Những ngày này, đơn vị thi công linh vật đang tất bật ngày đêm để kịp tiến độ phục vụ người dân tham quan tại đường hoa Nguyễn Huệ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) dịp Tết Giáp Thìn 2024. Khối lượng công việc hiện nay đạt khoảng 70%.
Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm là 3 bến xe lớn nhất ở Hà Nội, dự kiến dịp Tết năm nay, lượng xe ra vào bến có thể tăng 350%. Do đó, cần đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo người dân về quê ăn Tết an toàn, trọn vẹn.
Trước ngày lễ ông Công, ông Táo, người dân làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) hối hả thu hoạch, hy vọng cho một cái tết đủ đầy.
Sáng ngày 31/1, hàng ngàn sinh viên, lao động khó khăn đã tập trung tại Nhà Văn hóa Thanh niên (Quận 1) để chuẩn bị về quê đón Tết 2024.
Các loài hoa khoe sắc vàng, đỏ, tím của trên cánh đồng ở ngoại ô TP Hồ Chí Minh. Thời điểm này, người trồng đang hoàn tất các công đoạn chăm sóc cuối cùng, để đưa hoa "xuống phố" phục vụ Tết Giáp Thìn 2024.
Ngày 30/1 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức gói hàng trăm chiếc bánh chưng Tết trong Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2024.
Theo phong tục của người Việt, dù ở đâu của mọi miền Tổ quốc nhưng mỗi khi Tết đến xuân về, các gia đình đi tảo mộ để tỏ lòng kính hiếu và tưởng nhớ về bố mẹ, ông bà, tổ tiên.
Chỉ còn hơn 1 tuần là đến Tết Nguyên đán, nhiều tuyến đường, cửa ngõ ra vào TP Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu ùn tắc giao thông do người dân bắt đầu về quê đón Tết sớm. Không chỉ thế, các tuyến đường trung tâm thành phố cũng trở nên đông đúc và hối hả hơn do lượng người đi giao hàng Tết tăng đột biến trong thời điểm này.