Tranh thủ thời tiết nắng ấm, những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, nông dân huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) xuống đồng chăm sóc lúa vụ Đông - Xuân với diện tích gieo trồng hơn 4.100 ha.
Ngày 23/1/2024, nhiệt độ tại đỉnh núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn, lúc 7h sáng là -1,1 độ C, lúc 13h là -1,6 độ C, xuất hiện băng giá dày đặc. Hiện tượng thời tiết đặc biệt này đã thu hút đông du khách đến trải nghiệm và chụp ảnh lưu lại những khoảng khắc đáng nhớ. Theo dự báo, nhiệt độ thấp này sẽ diễn ra hết ngày 24/1/2024.
Hướng tới Tết cổ truyền toàn dân được no đủ, sung túc vui Xuân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Chi đoàn Sở KH&CN tỉnh Tuyên Quang, Chi đoàn Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang, tổ chức chương trình "Xuân yêu thương - Tết đong đầy" tại Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú Trung học cơ sở (THCS) Kiến Thiết.
Những tác phẩm nghệ thuật sử dụng chất liệu truyền thống của Việt Nam như: Lụa, giấy dó, gốm… và những hoạ tiết tranh cổ được sáng tác từ cảm hứng của tranh khắc gỗ Nhật Bản mang đến sự mới lạ nhưng thân quen.
Những ngày này trên nhiều tuyến phố Hà Nội, nhiều nhà vườn và tiểu thương đã bày bán cây cảnh phục vụ người dân chơi Tết, nhưng đêm đến, trong giá rét "cắt da cắt thịt", nhiều người phải đốt lửa xuyên đêm để thay nhau túc trực trông giữ đào quất...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhiệt độ lúc 6h sáng nay (23/1) tại khu vực Hà Nội là 9,9 độ. Theo đó, học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C; học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7°C.
Bên cạnh dòng quất truyền thống, năm nay, dáng quất ghép gỗ lũ, được ví như tác phẩm nghệ thuật, đang trở thành xu hướng, đặc biệt thu hút giới "chơi cây" Thủ đô.
Không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ gây ra đợt rét hại diện rộng lạnh nhất kể từ đầu mùa đến giờ. Tối 22/1/2024, nhiệt độ tại Hà Nội giảm xuống còn khoảng 11 độ C, càng về đêm, trời càng rét kèm gió lạnh, có nơi kèm theo mưa ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân, nhất là người già, trẻ em và người lao động phải di chuyển ngoài trời.
Cột mốc chủ quyền là nơi trang trọng nhất trên Quần đảo Trường Sa. Đây là nơi diễn ra các hoạt động quan trọng như: Chào cờ, duyệt binh,… Cột mốc không chỉ là công trình đánh dấu chủ quyền mà còn được coi như một biểu tượng, thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Trên cột mốc chủ quyền biển đảo Trường Sa có ghi đầy đủ thông tin về kinh độ, vĩ độ đặt kèm dòng chữ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Chùa Đá Tây, Quần đảo Trường Sa, mang nét đẹp văn hóa tâm linh đã tiếp thêm sức sống mãnh liệt cho những hòn đảo - nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Chùa Đá Tây có cổng tam quan, sân chùa, gác chuông, cấu trúc theo hình chữ chữ “Đinh” với nhà chính điện nối thẳng góc với nhà tiền đường. Mái nghiêng, lợp ngói và vút cong ở đầu đao mang đặc trưng kiến trúc mái chùa Việt Nam.
Bàng vuông là loại cây đặc trưng trên quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính Hải quân. Bàng vuông là loại thân gỗ, có chiều cao từ 7 - 25m. Hoa bàng vuông màu trắng, mọc thành chùm, mỗi hoa có đường kính khoảng 5cm, chiều cao bông hoa cỡ hơn nửa gang tay. Những ai đến với Trường Sa đều mong muốn mang một quả bàng vuông khô, hay mầm cây bàng vuông về đất liền làm quà.
Sáng 22/1/2024, nhiệt độ giảm sâu kèm theo mưa tại Hà Nội do ảnh hưởng của không khí lạnh khiến người dân di chuyển chật vật trên đường đi làm, nhiều tuyến phố ùn tắc cục bộ.
Với mong muốn tạo nên sự khác biệt trong việc thiết kế, tạo hình bưởi cảnh phục vụ nhu cầu chơi Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, một chủ nhà vườn ở xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã chế tác chậu trồng bưởi thành các tác phẩm mang hình dáng kỳ lạ, có giá hàng trăm triệu đồng.
Chiều tối 20/1, tại Khu chế xuất Linh Trung II, Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh và Công đoàn Ban quản lý Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức chương trình “Phiên chợ Nghĩa tình - Tết đoàn viên” với gần 3.000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trong Khu chế xuất Linh Trung II và Khu công nghiệp Bình Chiểu (TP Thủ Đức) tham gia.
Khi Tết Nguyên đán đã cận kề, các cửa hàng bán đồ trang trí Tết trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5, TP Hồ Chí Minh) ngập tràn trong sắc đỏ khiến không khí Tết càng trở nên rộn ràng hơn.
Tại Công ty TNHH E.Land Việt Nam, huyện Củ Chi, 400 gia đình đoàn viên, công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết 2024 đã có một buổi tối tất niên nhiều cảm xúc, khó quên và ấm áp.
Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngoài các cây quất cảnh với các dáng, thế truyền thống, nhiều nhà vườn còn dành nhiều công sức để uốn, nắn, tạo thành những cây quất, quýt cảnh có hình con rồng với những thế khác nhau như rồng bay, rồng uốn, lượn với nhiều hình thù độc, lạ tung ra thị trường, phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Những ngày gần đây, nhiều nhà vườn tại Hà Nội đã rục rịch đưa đào cổ thụ xuống phố, phục vụ khách thuê và mua về chơi Tết Giáp Thìn 2024.
Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (TP Hồ Chí Minh) với vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, đang được Ban Giao thông cùng các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ. Sau hơn 1 năm thi công, dự án đã đạt gần 50% và dự kiến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành toàn bộ công trình.
Đỉnh Lao Tỷ Phùng cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng gần 5km, ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, thuộc địa phận bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, hiện đang là một trong những điểm đến hấp dẫn cho du khách khi đến với Lai Châu để khám phá và trải nghiệm.
Từ 3-20/1/2024, hàng trăm tấn hàng hoá, nhu yếu phẩm đã được vận chuyển an toàn lên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, đảm bảo nhu yếu phẩm, đặc biệt là nguồn lương thực, thực phẩm cho quân và dân đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024.