Khu Depot Nhổn sau chuyến thị sát của Thủ tướng Chính phủ

Thời hạn dự kiến chạy tàu Metro Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao) chỉ còn 4 tháng, nhưng công trường Depot Nhổn đến thời điểm này vẫn còn ngổn ngang. Không có Depot thì không chạy được tàu và gói thầu CP05 hiện là nút thắt cuối cùng trong kế hoạch đưa vào vận hành trước đoạn trên cao từ ga S1 - S8.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức, tiến độ tổng thể hiện nay của khu Depot Nhổn (nằm trong dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội) đạt khoảng 77%, trong đó công tác thiết kế hơn 96%, thi công và lắp đặt trên 70% và công tác thử nghiệm vận hành 0%.

Lý giải nguyên nhân chậm tiến độ, ông Lê Trần Tuấn, Giám đốc điều hành gói thầu Depot CP05, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP) cho rằng, vướng mắc lớn nhất là phê duyệt giá trị phát sinh. Tổng giá trị hợp đồng gói thầu hơn 600 tỷ đồng, nhưng hiện phát sinh thành 950 tỷ đồng.

Tính đến giữa tháng 8/2022, toàn bộ 10 đoàn tàu tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội đã về đến Depot Nhổn và đang được chạy thử, hiệu chỉnh. Nhóm công việc đảm bảo tiến độ các gói thầu xây lắp, hệ thống thiết bị đang bị chậm 6 tháng do sự chậm trễ của gói thầu CP05.

Liên quan đến tiến độ gói thầu CP05, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, BQL đã đặt ra mốc phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 15/11/2021; mốc bàn giao cho các gói thầu cơ điện là ngày 1/6/2022; đóng điện hạ thế Depot chậm nhất vào ngày 30/6/2022, nhưng đến nay, các mốc này đều bị nhà thầu "bỏ lỡ".

Gói thầu CP05 do Tổng Công ty xây dựng Hà Nội đảm nhận. Việc chậm trễ có nguyên nhân chính do nhà thầu thiếu quyết liệt trong triển khai thi công. Mặc dù UBND TP Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo, chủ đầu tư cũng đôn đốc quyết liệt, nhưng tiến độ thực hiện liên tục chậm trễ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ chung của đoạn trên cao và kéo theo sự chậm trễ kéo dài của các gói thầu cơ điện CP06, CP07, CP08... 

Từ năm 2017, sau khi có sự điều chỉnh, xác định tách dự án thành hai giai đoạn, đưa vào vận hành trước đoạn trên cao, chủ đầu tư và các nhà thầu khác đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, song, Hancorp lại chưa cho thấy những nỗ lực tối đa để hoàn thành gói thầu. 

Chú thích ảnh
Khu Depot Nhổn (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có diện tích 15 ha, gồm các công trình như nhà điều hành (OCC), nhà chứa tàu, nhà bảo dưỡng, kỹ thuật điện, công trình phụ trợ... nhưng nhiều hạng mục dang dở, trong khi thời hạn dự kiến chạy tàu chỉ còn 4 tháng.
Chú thích ảnh
Khu nhà hành chính gồm ba khối nhà đang hoàn thành các hạng mục kỹ thuật. Vướng mắc lớn nhất  là việc "đội vốn", khi tổng giá trị hợp đồng gói thầu là hơn 600 tỷ đồng, nhưng hiện phát sinh thành 950 tỷ đồng.
Chú thích ảnh
Dãy nhà bảo dưỡng các đoàn tàu đã hoàn thiện phần khung, đang chờ nội thất. Cuối năm 2021, 10 đoàn tàu của dự án đã về tới Depot.
Chú thích ảnh
Dự án đang chậm tiến độ, cỏ lau đã mọc um tùm tại nhiều vị trí đặt đường ray.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Bên cạnh đó, hệ thống các thanh ray của đường tàu đã hoen ố, rỉ sét.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Một số chi tiết kỹ thuật của tàu cũng đã han rỉ.
Chú thích ảnh
Trong khu nhà bảo dưỡng, lác đác có công nhân thi công.
Chú thích ảnh
Từ năm 2021, các đoàn tàu đã được vận hành kiểm tra kỹ thuật từ ga S1 đến ga S8.
Chú thích ảnh
Bên trong 1 toa tàu đặt tại Depot Nhổn.
Chú thích ảnh
Khuôn viên Depot Nhổn còn có hồ điều hòa sâu 3 m để điều tiết nước mưa và tạo cảnh quan.
Chú thích ảnh
Ngày 7/8 vừa qua, trong chuyến thị sát tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo đưa đoạn trên cao vào vận hành trong cuối năm 2022.
Chú thích ảnh
Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, tìm giải pháp rút ngắn ít nhất một nửa thời gian hoàn thành đoạn đi ngầm, so với đề xuất của đơn vị tư vấn là năm 2027.
Chú thích ảnh
Toàn cảnh khu Depot Nhổn.

Nếu không hoàn thành gói thầu CP05 - các công trình kiến trúc khu Depot thì không thể vận hành được đoạn trên cao. Việc chậm trễ của gói thầu CP05 đã được UBND TP Hà Nội cũng như Bộ Xây dựng giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, duy trì họp giao ban tiến độ tháng với lãnh đạo HANCORP để thúc đẩy tiến độ.

Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng và lệ thuộc vào tiến độ CP05, UBND TP Hà Nội đã cho phép chủ đầu tư, tư vấn và các nhà thầu xây dựng chi tiết phương án B, nhằm khắc phục tồn tại, đảm bảo mục tiêu vận hành đoạn trên cao vào cuối năm 2022. 

Trung Nguyên/Báo Tin tức
Tin tức TV: Vì sao Metro Nhổn - ga Hà Nội tăng vốn, chậm tiến độ?
Tin tức TV: Vì sao Metro Nhổn - ga Hà Nội tăng vốn, chậm tiến độ?

Không chỉ chậm tiến độ, dự án Metro Nhổn-ga Hà Nội còn tăng tổng mức đầu tư lên con số nghìn tỷ. Dư luận xã hội đang bức xúc đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm các bên liên quan trước những hệ luỵ hiện hữu.

Người dân háo hức tham quan đoàn tàu tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội
Người dân háo hức tham quan đoàn tàu tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội

Sáng nay 23/1, đông đảo người dân Hà Nội đã đến nhà ga S1 - Nhổn, đoạn Nhổn - ga Hà Nội để tham quan đoàn tàu đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Cận cảnh cỗ máy đào hầm Metro Nhổn-ga Hà Nội nặng nghìn tấn mới
Cận cảnh cỗ máy đào hầm Metro Nhổn-ga Hà Nội nặng nghìn tấn mới

Ngày 9/11, trả lời phóng viên báo Tin tức, ông Lê Trung Hiếu, Phó Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) khẳng định, các bộ phận của máy đào hầm đầu tiên (TBM) cho tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội, đã về đến Việt Nam.

Tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được khai thác vào năm 2021
Tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được khai thác vào năm 2021

Tuyến Metro số 3 Hà Nội (bao gồm đường sắt trên cao) dự kiến khai thác thương mại vào cuối năm 2021; tuyến Metro ngầm dự kiến khởi công vào quý I/2021.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN