Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, vùng đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Khu di tích có địa thế, hùng vĩ, tràn đầy khí thiêng sơn thuỷ hội tụ.
Đền Thượng trong quần thể đền thờ vua Hùng có mộ vua Hùng thứ 6, hai cột đá thề của Phục Phán.
Đền Hùng có độ cao 175 m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo…. Núi Vặn cao 170 m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn cao 145 m. Theo truyền thuyết, đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ tự lâu đời.
Ngày 8/2/1994, Thủ tướng phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất.
Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ… và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế...
Khu vực đền Mẫu Âu Cơ, xây dựng vào năm 2001, khánh thành tháng 12/2004 trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).
Cổng đền được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5 m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống.
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu), tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước.
Vào mỗi dịp 10/3 âm lịch hàng năm, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Đền Hùng đón hàng triệu du khách từ mọi miền đổ về hành hương, tưởng nhớ các đời vua Hùng đã có công dựng nước. Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962.