Nối thành công bàn tay bị chém đứt lìa cho bệnh nhân đa chấn thương

Bệnh nhân Trần Quốc H., Đồng Nai, nhập viện trong tình trạng bàn tay trái bị đứt lìa, bàn tay phải bị dập nát ngón cái và ngón trỏ, tổn thương phần đầu, mặt, cổ, do bị chém nhiều nhát; bệnh nhân bị mất máu nhiều, mạch và huyết áp không đo được.

Theo Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai), đến ngày 10/1, sức khỏe của bệnh nhân Trần Quốc H. (37 tuổi ở xã Bàu Hàm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) bị đa chấn thương nặng, bàn tay trái bị đứt lìa, đã qua cơn nguy kịch, các chỉ số sinh tồn dần ổn định.

Bệnh nhân Trần Quốc H. được ê kíp mổ phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp.

Trước đó ngày 4/1, bệnh nhân Trần Quốc H. nhập viện trong tình trạng bàn tay trái bị đứt lìa, bàn tay phải bị dập nát ngón cái và ngón trỏ, tổn thương phần đầu, mặt, cổ, do bị chém nhiều nhát; bệnh nhân bị mất máu nhiều, mạch và huyết áp không đo được.

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất đã tổ chức 3 kíp mổ gồm các bác sĩ, phẫu thuật viên khoa ngoại chấn thương chỉnh hình, khoa Nội lồng ngực và khoa răng hàm mặt cùng lúc thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân. Tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt lọc, khâu nối các phần bị tổn thương của bệnh nhân.

Phần cẳng tay trái đứt lìa của bệnh nhân được các bác sĩ dùng kỹ thuật vi phẫu nối thần kinh, mạch máu, gân cơ và kết hợp xương để nối lại. Cuộc phẫu thuật kéo dài trong 6 tiếng và người bệnh phải truyền 12 đơn vị máu.

Theo bác sĩ Nguyễn Tường Quang, Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, do bệnh nhân bị đa chấn thương nặng nên các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu đồng thời nhiều ê kíp cùng tham gia phẫu thuật.

Đặc biệt, bàn tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa nên cần được phẫu thuật khâu nối ngay, nếu để lâu khả năng phục hồi sẽ càng giảm. Thông thường sau khi nối, bàn tay sẽ được phục hồi khoảng 70 - 80%.

Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, phần tay được nối các ngón đã hồng hào, có thể cử động tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần tiếp tục được theo dõi và điều trị, kết hợp tập vật lý trị liệu để hồi phục chức năng vận động của tay.

Tin, ảnh: Lê Xuân (TTXVN)
Phẫu thuật thành công cho bé gái có xương sống cong vẹo hình rắn
Phẫu thuật thành công cho bé gái có xương sống cong vẹo hình rắn

Theo Giáo sư Võ Văn Thành, Chủ tịch Hội cột sống TP Hồ Chí Minh, bé gái này không may mắc phải hội chứng Marfan thuộc dạng nặng và hiếm. Trước đây, tại bệnh viện Trưng Vương đã từng phẫu thuật một ca tương tự nhưng độ cong vẹo chỉ 69 độ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN