Trao bằng chứng nhận cho những học viên đầu tiên của “Chương trình Quản trị tài sản sở hữu trí tuệ”

Chiều ngày 18/7/2012, tại TP.HCM, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng với Viện Khoa học Sở hữu trí Tuệ Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Giấy Chứng nhận đã hoàn thành các mô đun cho tất cả các học viên đã tham gia “Chương trình Quản trị tài sản sở hữu trí tuệ” - một lĩnh vực khá mới đối với Việt Nam.

 

Vụ trưởng – Trưởng đại diện Bộ Khoa học Công nghệ tại TP. HCM trao Giấy chứng nhận cho các quản trị viên Tài sản trí tuệ đầu tiên tại Việt Nam.

 

Đến tham dự có Vụ Trưởng Bùi Văn Quyền – Trưởng đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ tại TP. HCM, Tiến sỹ Phạm Đình Chướng, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Khoa học SHTT Việt Nam trực thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ. Bà Trương Thùy Trang, Phó Giám đốc Sở KHCN TP.HCM, Ông Nguyễn Thanh Bình Trưởng phòng Đại diện Cục SHTT tại TP. HCM, Ông Nguyễn Phước Hưng, Tổng Thư ký hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM, Đại diện Lãnh sự Quán Hoa kỳ...

 

“Chương trình Quản trị tài sản sở hữu trí tuệ” được triển khai từ năm 2008, nhằm cung cấp những kiến thức về sở hữu trí tuệ (pháp luật) và quản trị tài sản trí tuệ (kinh doanh) qua các chuỗi mô đun. Tham gia vào các lớp học này có đông đảo học viên đã có học vị tiến sĩ đang làm việc trong trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nhân, công chức – viên chức và cả những nhà sáng chế… Ðến năm 2011, chương trình được ghi nhận là một trong nhiều đầu việc triển khai Chương trình Ðào tạo đội ngũ doanh nhân thuộc “Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong 6 chương trình đột phá của TP.HCM giai đoạn 2011-2015”.

 

Theo TS. Phạm Đình Chướng nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Khoa học SHTT Việt Nam trực thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ (VIPRI), chương trình đã tạo ra một bước tiến mới trong việc triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt nam. Theo TS, trong mười năm qua việc triển khai phổ biến hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ chú trọng bảo hộ mang lại hiệu quả không cao.

 

TS. Phạm Đình Chướng trao Giấy Chứng nhận Các Quản trị viên Tài sản trí tuệ đầu tiên tại Việt Nam.

 

Tài sản trí tuệ chưa được coi trọng đúng mức bởi sự nhận thức, việc xác lập, bảo vệ quyền và khai thác sử dụng còn thấp nên tài sản trí tuệ ở Việt Nam đã ít ỏi lại trở nên dễ mai một. Nền kinh tế Việt Nam nếu không xây dựng trên nền sở hữu trí tuệ đến một lúc nào đó sẽ trở nên hẫng hụt trong bối cảnh hội nhập. Ông cũng cho rằng, cơ quan chủ trì chương trình là viện khoa học SHTT Việt Nam khi triển khai chương trình có hai thách thức lớn một là nội dung kiến thức bao quát tất cả các vấn đề rộng lớn về SHTT mà chính các chuyên viên của Viện cũng chưa thể chuyên sâu, hai là bước đầu xây dựng việc quản trị nguồn lực thông tin hệ thống SHTT với lợi thế khai thác và làm chủ hệ thống thông tin đã công bố mà không phải là của Việt Nam. Để thực hiện mô hình này nhằm tạo ra nguồn lực mới đã gặp phải khó khăn vì thiếu người có kinh nghiệm thực tiễn SHTT và năng lực truyền đạt kiến thức SHTT nhằm nhân rộng và phổ biến đến mọi đối tượng liên quan. Chương trình Quản trị viên tài sản trí tuệ đã cung cấp nội dung kiến thức khá toàn diện cho những đối tượng liên quan, trước hết là đối với những người quan tâm ý thức được tầm quan trọng về SHTT, đồng thời tạo nên động lực mới đối với nền SHTT Việt Nam

 

TS. Đào Minh Đức, Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết: “Chương trình nhằm mục đích mời các doanh nhân, các nhà nghiên cứu, giảng viên đại học đang làm việc trong trường đại học, viện nghiên cứu, các luật sư, luật gia, các nhà sáng chế… đến học tập và cùng nghiên cứu tập thể về những vấn đề liên quan đến “Quản trị tài sản trí tuệ” vốn rất phổ cập tại các nước phát triển từ thập niên 1990, tuy nhiên còn khá mới mẻ với Việt Nam và các nước đang phát triển khác”. TS. Đức cho biết thêm, đến nay tổng số học viên đã đến với “Chương trình từ Mô đun 1” (7 khóa, mỗi năm mở từ 1 - 2 khóa) là 239 học viên. Trong đó, phân theo lĩnh vực hoạt động có 117 thành viên đến từ các doanh nghiệp, 47 công chức, 30 thành viên đến từ các đơn vị nghiên cứu, 29 thành viên đến từ các cơ sở đào tạo, 13 thành viên hoạt động tại các văn phòng luật, và 3 phóng viên báo chí.

 

Về phân theo cấp bậc quản lý thì có 46 thành viên là lãnh đạo của tổ chức (giám đốc, phó giám đốc, hiệu trưởng…), 61 nhà quản lí cấp trung (trưởng, phó phòng/ban/bộ phận/đơn vị trực thuộc) và 132 chuyên viên/kỹ sư/nghiên cứu viên... Phân theo trình độ chuyên môn thì có 5 tiến sĩ, 47 thạc sỹ, 170 tốt nghiệp đại học, và 17 nhà chuyên môn/nhà kinh doanh.

 

Tính đến tháng 7/2012, đã có 203 học viên hoàn thành Mô đun 2, 172 học viên hoàn thành Mô đun 3, 133 học viên hoàn thành Mô đun 4, 105 học viên hoàn thành Mô đun 5, 67 học viên hoàn thành Mô đun 6, 63 học viên hoàn thành Mô đun 7 và 8, 40 học viên hoàn thành Mô đun 9 và đang tiếp tục tham dự Mô đun 10. Sắp tới đây (tháng 8/2012), Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ Việt Nam sẽ tiếp tục mở trở lại Mô đun 1 để phục vụ các nhà quản trị quan tâm tham dự trong năm 2012.

 

Các đơn vị có đại diện được công nhận là Quản trị viên tài sản trí tuệ đợt đầu tiên này có Sở Công thương TP. HCM, Viện Nghiên cứu và phát triển TP. HCM, Bảo hiểm AAA, cùng một số doanh nghiệp…

 

Theo Tiến sĩ Phạm Đình Chướng nguyên Chủ tịch Hội ðồng khoa học Viện Khoa học SHTT Việt Nam trực thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ (VIPRI), chương trình đã tạo ra một bước tiến mới trong việc triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt nam. Theo ông , trong mười năm qua việc triển khai phổ biến hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ chú trọng bảo hộ mang lại hiệu quả không cao. Tài sản trí tuệ chưa được coi trọng đúng mức bởi sự nhận thức, việc xác lập, bảo vệ quyền và khai thác sử dụng còn thấp nên tài sản trí tuệ ở Việt Nam đã ít ỏi lại trở nên dễ mai một. Nền kinh tế Việt Nam nếu không xây dựng trên nền sở hữu trí tuệ đến một lúc nào đó sẽ trở nên hẫng hụt trong bối cảnh hội nhập. Ông cũng cho rằng cơ quan chủ trì chương trình là viện khoa học SHTT Việt Nam khi triển khai chương trình có hai thách thức lớn một là nội dung kiến thức bao quát tất cả các vấn đề rộng lớn về SHTT mà chính các chuyên viên của Viện cũng chưa thể chuyên sâu, hai là bước đầu xây dựng việc quản trị nguồn lực thông tin hệ thống SHTT với lợi thế khai thác và làm chủ hệ thống thông tin đã công bố mà không phải là của Việt Nam. Để thực hiện mô hình này nhằm tạo ra nguồn lực mới đã gặp phải khó khăn vì thiếu người có kinh nghiệm thực tiễn SHTT và năng lực truyền đạt kiến thức SHTT nhằm nhân rộng và phổ biến đến mọi đối tượng liên quan. Chương trình Quản trị viên tài sản trí tuệ đã cung cấp nội dung kiến thức khá toàn diện cho những đối tượng liên quan, trước hết là đối với những người quan tâm ý thức được tầm quan trọng về SHTT, đồng thời tạo nên động lực mới đối với nền SHTT Việt Nam

 

A.T

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN