TP.HCM: Tập trung cai nghiện cho người có hộ khẩu

Từ đầu năm 2016, TP Hồ Chí Minh đã tập trung đưa người nghiện có hộ khẩu thành phố đi cai tại các cơ sở xã hội.

Còn vướng mắc

Theo quy định tại Nghị định 94/2010/NĐ/CP của Chính phủ, trước khi đưa người nghiện, ma túy có nơi cư trú vào các trung tâm cai nghiện phải trải qua quy trình cai nghiện tại gia đình và cộng đồng từ 6 - 12 tháng.

Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Du, Chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội (Sở Lao động thương binh và xã hội TP Hồ Chí Minh (LĐTB - XH TP), việc triển khai quy định này, đã xảy ra nhiều vướng mắc. Ví dụ như để thực hiện cắt cơn, trạm y tế địa phương (xã, phường, thị trấn) phải có bác sĩ có chuyên môn về cai nghiện và cơ sở vật chất, thiết bị y tế đầy đủ (tối thiểu phải có 3 phòng chức năng là phòng khám, cấp cứu (tối thiểu 10 m2); phòng lưu bệnh nhân (8 m2); phòng thường trực của cán bộ y tế, phải đảm bảo có phương án bảo vệ khi bệnh nhân lên cơn thèm thuốc. Thực tế, qua 6 năm triển khai tại TP Hồ Chí Minh, chưa có một trạm y tế nào đáp ứng được yêu cầu trên.

Trong khi đó, các quận, huyện muốn đưa người của địa phương mình đi cai nghiện bắt buộc cũng không phải dễ.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung cai cho người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Trưởng phòng LĐTB - XH quận Bình Thạnh cho biết, theo quy định, phải sau 3 ngày từ khi có quyết định của tòa, mới được đưa người bị đề nghị đi cai nghiện bắt buộc vào trung tâm cai nghiện, trong 3 ngày đó người nghiện được gia đình quản lý, chăm sóc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tòa vừa đưa ra phán quyết, người bị đề nghị đi cai nghiện đã bỏ trốn khỏi địa phương.

“Sau khi tòa án có phán quyết, các quận, huyện lại phải tổ chức xe và người (1 lái xe, 1 chuyên trách, 1 bảo vệ) để đưa người nghiện đi cai, thậm chí chỉ có 1 người nghiện ma túy cũng phải đưa đi tới cơ sở cai nghiện bắt buộc ở các tỉnh xa như Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương. Chuyến đi xa hàng trăm cây số và tốn kém tiền của, lại dễ xảy ra sự cố, bởi khi đi đường xa người nghiện ma túy có thể lên cơn thèm thuốc, khó mà kiểm soát hành vi của họ”, ông Ngọc cho biết thêm.

Cần sửa luật

Theo báo cáo của Chi Cục tệ nạn xã hội thành phố, trong 11.953 người nghiện ma túy có nơi cư trú, mới có có 1.172 người đang cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng và giáo dục tại phường, xã, thị trấn; hơn 3.886 người đang điều trị methadone. Đặc biệt, hơn 2.870 người nghiện ma túy có nơi cư trú chưa tham gia bất kỳ hình thức cai nghiện nào.

Thống kê khảo sát ở người nghiện ma túy đang cai nghiện, người chưa cai nghiện cho thấy, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các khoản chi phí mua thuốc cắt cơn nghiện, giải độc và những chi phí ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, từ năm 2016, thành phố đã hỗ trợ 1.260.000 đồng/15 ngày cho người nghiện có nơi cư trú để trang trải các khoản thuốc điều trị, chăm sóc y tế, ăn uống, sinh hoạt.

Ông Trần Ngọc Du, Chi Cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TP, cho biết, do các trạm y tế địa phương không đảm bảo yêu cầu thực hiện cắt cơn giải độc theo quy định và từ năm 2016, TP đã đưa ra biện pháp cấp bách là đưa người nghiện ma túy đến 5 cơ sở và trung tâm để cắt cơn, giải độc trong vòng 15 ngày. Sau đó, người nghiện ma túy được bàn giao cho gia đình, địa phương.

Nhờ các công tác này, trong 5 tháng đầu năm, thành phố đã có 388 người tham gia chương trình cai nghiện tại gia đình và cộng đồng (tăng 25% so với cùng kì 2015).

“Để giải quyết tình trạng người nghiện có quyết định cai nghiện bỏ trốn, thành phố đang soạn thảo đề án quản lý, cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe cho người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định tại cơ sở xã hội. Theo đó, sau đi có quyết định của tòa, người nghiện được đưa đi cai nghiện tại các cơ sở xã hội ngay. Trước kia các các quận, huyện phải tổ chức xe và cán bộ đưa người nghiện ma túy đến cơ sở cai nghiện bắt buộc ở xa, thì theo đề án mới sẽ chuyển đổi cơ sở xã hội Bình Triệu làm nơi trung chuyển. Người nghiện được đưa vào cơ sơ này để cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khỏe trong vòng 15 ngày. Sau đó, cơ sở này sẽ có xe chuyên dụng đưa từng nhóm các đối tượng đi, vừa đảm bảo an toàn, vừa giảm chi phí và giảm tỉ lệ bỏ trốn” ông Du cho biết thêm
Bài và ảnh: Hoàng Tuyết
Đình chỉ lãnh đạo trung tâm cai nghiện có hơn 400 học viên bỏ trốn
Đình chỉ lãnh đạo trung tâm cai nghiện có hơn 400 học viên bỏ trốn

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đình chỉ công tác 15 ngày đối với Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm có hơn 400 học viên cai nghiện bỏ trốn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN