Tiếp tục trình lấy ý kiến 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi).Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải trình, làm rõ một số vấn đề được đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ được giao tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT). Mặc dù chính sách BHXH ở Việt Nam còn non trẻ (mới 29 năm, trong khi các quốc gia trên thế giới, chính sách này đã được triển khai vài trăm năm) nhưng Việt Nam đã có 8/9 loại hình BHXH, cơ bản phát triển tốt và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chính sách BHXH được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương và được sự ủng hộ của người dân, người sử dụng lao động. Bên cạnh đó là sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ công nhân viên của hệ thống BHXH.

Quy định hưởng BHXH một lần

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đây là vấn đề nhạy cảm nhất trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) và cũng là vấn đề phức tạp nhất. Trên cơ sở Nghị quyết 28 của Trung ương với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của đất nước để khi người già về hưu đều có lương, có BHYT. Cùng với đó Luật cũng phải quan tâm đến đời sống thực tế của người lao động, vì nguyện vọng của một bộ phận người lao động muốn rút BHXH.

Chú thích ảnh
Lao động trong lĩnh vực dệt may. Ảnh: XC

Với các mục tiêu đó, Chính phủ đã đưa ra hai phương án (qua nhiều lần tham vấn các tổ chức quốc tế, tổ chức các hội thảo, hội nghị), đến ngày 25/5 vừa qua, Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về nội dung này và thấy rằng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự thảo Luật.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, qua nghiên cứu các ý kiến đề xuất, cũng tính toán đến tích hợp hai phương án như một số đại biểu phân tích. Theo đó, người đang đóng được hưởng tiếp như phương án 1; người đóng sau này thì hưởng theo phương án 2. Tuy nhiên, sau khi xem xét, các chuyên gia đánh giá thấy rằng, nếu cộng hai phương án thì cộng nhược điểm nhiều hơn là cộng ưu điểm. Chính vì vậy, Chính phủ tiếp tục trình Quốc hội đề nghị cho lựa chọn một trong hai phương án Chính phủ trình.

Hơn nữa, từ Kỳ họp thứ 6 đến nay, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã lấy ý kiến tác động rộng rãi, trong đó qua báo cáo của 5 địa phương có tỷ lệ rút BHXH một lần, tuyệt đại bộ phận ý kiến đều chọn phương án 1, rất ít người đề xuất phương án 2. Bộ trưởng cũng tán thành với ý kiến đại biểu cho rằng cùng với việc có chính sách hạn chế cho rút BHXH một lần, chúng ta có nhiều giải pháp trong đó có các chính sách hỗ trợ người lao động.

Về đề xuất tăng các chính sách về thai sản, ốm đau, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá rất phù hợp, xác đáng, đúng với thực tế, đúng với nhu cầu và cần phải ghi nhận. Tuy nhiên, ngay trong quá trình soạn thảo dự thảo Luật, chúng ta đã đưa rất nhiều chính sách tân tiến hơn, nhiều chính sách tốt hơn so với Luật BHXH năm 2014. Nếu tiếp tục tăng quỹ ốm đau, thai sản thì ngân sách hiện nay chưa thể đảm bảo, do vậy trong giai đoạn trước mắt cần đảm bảo hài hòa giữa chính sách, quyền lợi với khả năng cân đối của quỹ, giữa khả năng chi và thu.

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Giải trình nội dung liên quan đến mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, Bộ trưởng cho biết Nghị quyết số 28-NQ/TW nêu rõ phấn đấu tiến tới BHXH toàn dân, đa tầng. Nghị quyết 42-NQ/TW cũng nêu đến năm 2030 đạt độ bao phủ là 60% nên việc mở rộng BHXH là tất yếu.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, những đối tượng nào đã rõ, đã đủ điều kiện thì cần quy định ngay trong Luật này. Đối với đối tượng là hộ kinh doanh cá thể, qua lấy ý kiến cho thấy, tham gia BHXH bắt buộc là phù hợp; hơn nữa, trên thị trường lao động linh hoạt, chuyển biến nhanh, một người có nhiều quan hệ lao động khác nhau.

Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã không ngừng nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, diện bao phủ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tiếp tục tăng.

Tính hết năm 2023 với 39,25% lực lượng lao động (LLLĐ) trong độ tuổi tham gia BHXH; gần 31,6% LLLĐ trong độ tuổi tham gia BH thất nghiệp. Đặc biệt, diện bao phủ BHYT tiếp tục phát triển bền vững, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân với 93,35% dân số được chăm sóc sức khỏe bởi chính sách BHYT nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước.
XM/Báo Tin tức
Chi trả kịp thời chế độ BHXH cho người bị tai nạn lao động
Chi trả kịp thời chế độ BHXH cho người bị tai nạn lao động

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, các vụ tai nạn lao động trong thời gian qua được đơn vị chi trả kịp thời cho người tham gia, thụ hưởng chính sách luôn được đảm bảo kịp thời

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN