Rút ngắn tới 75% thời gian làm đề tài khoa học nhờ cơ chế mới

Cơ chế tài chính triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) đang có những chuyển biến tích cực, thông thoáng và thuận lợi hơn cho các đơn vị nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng toàn bộ cơ chế khi được áp dụng theo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ thông thoáng, thực chất hơn”.

Theo đó, cơ chế tài chính cho việc thực hiện các đề tài KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước được điều chỉnh đồng bộ với các luật liên quan, như Luật Tài chính, Luật Ngân sách Nhà nước.

Chú thích ảnh
Thử nghiệm tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học vật liệu. Ảnh: TTXVN

Về cơ chế quỹ, trước đây các đơn vị phải lập dự toán, trình cấp có thẩm quyền lựa chọn đề tài. Sau khi đề tài được phê duyệt (quy trình này mất gần một năm), kinh phí được chuyển sang Bộ Tài chính, rồi tiếp tục trình Chính phủ, trình Quốc hội phê duyệt. Đến năm sau, khi tiền mới về tới bộ chủ quản thì mới mời các tổ chức thực hiện ký hợp đồng. Tổng thời gian để hoàn tất các thủ tục có thể lên tới khoảng hai năm.

Tuy nhiên, theo quy trình mới được quy định trong Luật KH&CN và Đổi mới sáng tạo, khi lập dự toán, các địa phương và quỹ không cần tuyển chọn đề tài trước. Thay vào đó, họ sẽ dự kiến tổng kinh phí tài trợ cho các nhiệm vụ KH&CN trong năm tới, sau đó kêu gọi tổ chức đăng ký thực hiện và tiến hành cấp kinh phí ngay. Nhờ vậy, thời gian thực hiện quy trình này được rút ngắn còn khoảng 6 - 8 tháng; thậm chí trong những trường hợp đột xuất có thể chỉ mất 1 - 3 tháng.

Bên cạnh đó, hầu hết các khoản chi tiêu theo Luật mới được chuyển sang hình thức khoán chi. Các đơn vị nghiên cứu được cấp kinh phí sẽ chủ động trong việc mua sắm, chi trả lương theo kế hoạch, đồng thời lưu giữ chứng từ để phục vụ công tác hậu kiểm.

Cơ quan quản lý nhà nước sẽ giám sát thông qua hệ thống nền tảng số và đánh giá hiệu quả thực hiện. Những đề tài có mức độ rủi ro cao sẽ ưu tiên giao cho các đơn vị có kinh nghiệm. Các tổ chức nghiên cứu hoạt động kém hiệu quả sẽ không được cấp kinh phí trong các đợt tiếp theo, hoặc được cấp ít hơn.

XM/Báo Tin tức và Dân tộc
Chuyển đổi số tạo động lực phát triển du lịch bền vững
Chuyển đổi số tạo động lực phát triển du lịch bền vững

Công tác chuyển đổi số đang tác động tới nhiều ngành, lĩch vực, trong đó có lĩnh vực du lịch. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp, đơn vị dịch vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới để thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của du khách.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN