Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập lên 40%

Phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đạt 35%; đến năm 2025, đạt tỷ lệ 40% là một nội dung tại Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ mới ban hành.

Chú thích ảnh
Lớp dạy nấu ăn tại Trường trung cấp du lịch. Ảnh: XM

Nghị quyết nhằm tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Theo Nghị quyết, phấn đấu huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 8,75% số cơ sở và 8,9% người học vào năm 2020 và lần lượt là 13,5% và 16% vào năm 2025.

Trong đó, đối với giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đạt 35%; đến năm 2025, đạt tỷ lệ 40%.

Giải pháp để đạt được các mục tiêu trên là: Rà soát hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể; phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu; đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên quan.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm: Xây dựng, trình Chính phủ Nghị định quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Hướng dẫn các địa phương chú trọng phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập trong quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp và chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

Chủ trì xây dựng chính sách về trách nhiệm của các doanh nghiệp trong đầu tư phát triển đào tạo nhân lực giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhân lực ngành nghề mũi nhọn; trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục nghề nghiệp…

X.C/Báo Tin tức
Cách sửa khi hợp đồng lao động ghi không đúng chức danh nghề nặng nhọc nguy hiểm
Cách sửa khi hợp đồng lao động ghi không đúng chức danh nghề nặng nhọc nguy hiểm

Bạn đọc hỏi: Trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) của tôi với Công ty ghi thông tin: Nghề nghiệp thợ may; Chức vụ công nhân; Vị trí công việc may công nghiệp. Trong sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) của tôi ghi: Chức danh công nhân may. Như vậy, các chế độ về BHXH, tôi có được tính là lao động độc hại, nguy hiểm không?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN