Mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái

Ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) họp báo giới thiệu về Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, diễn ra từ 15/11 đến 15/12/2016.

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, diễn ra từ 15/11 đến 15/12/2016.

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe...


Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, bên cạnh những thành tựu, Việt Nam còn gặp nhiều thách thức trong việc đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ. Khoảng cách giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Một nghiên cứu toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2013 cho thấy 35% phụ nữ và trẻ em gái từng bị một hình thức bạo lực về thể chất và tình dục. Trên thế giới hơn 700 triệu phụ nữ còn sống đã kết hôn khi còn nhỏ. Những cô gái kết hôn trước tuổi 18 ít có khả năng để hoàn thành việc học tập và có nhiều nguy cơ bị bạo lực gia đình và những biến chứng khi sinh con.


Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ cho thấy, 34% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ từng bị chồng bạo hành về thể xác hoặc tình dục, 58% phụ nữ đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời. Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng xâm hại, bạo lực với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vẫn diễn biến phức tạp và đang là vấn đề gây bức xúc xã hội. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái.


“Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam. Chủ đề là “Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Giải pháp quan trọng là đẩy mạnh tuyên truyền và truyền thông để nâng cao nhận thức về giới. Đến nay đã có 50 tỉnh thành phê duyệt chương trình hành động về bình đẳng giới; 30 bộ ngành, tổ chức hoạt động lễ phát động nhằm lan tỏa đến các tầng lớp trong xã hội, góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới, bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội bình đẳng, tiến bộ và phát triển bền vững”, ông Nguyễn Trọng Đàm cho biết.

Xuân Cường
Đảm bảo bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số
Đảm bảo bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Mặc dù những năm gần đây, đã có nhiều chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, nhưng phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số (DTTS) là nhóm dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi trong tiếp cận các chính sách và hưởng thụ thành quả của sự phát triển và hội nhập toàn cầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN