Loa phường dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến

Xung quanh chủ đề loa phát thanh (hay còn gọi là loa phường), nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến, đã trao đổi về tính năng, hiệu quả của loa phường qua từng thời kỳ.

Loa phường trên tuyến đường Võ Chí Công

Ngay sau ngày tiếp quản Thủ đô 10/10/1954, Đài phát thanh Hà Nội được thành lập. Qua chuyển một số địa điểm, Đài phát thanh có trụ sở tại tầng 2 tòa nhà 47 Hàng Dầu. Thời kỳ đầu, loa phát thanh được bố trí tại một số tuyến phố chính với nội dung ban đầu là thông tin về tình hình thời sự, sau bổ sung thêm phần ca múa nhạc, sân khấu.


Đến những năm 1965, loa phường thêm chức năng thông báo chế độ tem phiếu, lương thực. Đặt trong bối cảnh lúc đó, thông tin rất ít, ngoài tờ báo Hà nội mới và một số ít báo ngành thì loa phường có tác dụng rất lớn.


Đến tháng 6/1966, khi máy bay Mỹ ném bom miền Bắc, loa phường còn có chức năng cảnh báo về máy bay địch. Câu nói “Đồng bào chú ý, Đồng bào chú ý, máy bay Mỹ cách Hà Nội...” đã trở thành quen thuộc. Sau khi máy bay Mỹ rút thì loa phường lại thông báo máy bay Mỹ đã rời khỏi vùng trời Hà Nội.


Sau năm 1972, vào những năm sau đó, loa phường là nguồn thông tin chủ yếu tới người dân. Thời kỳ đó, một số hộ có đài radio chạy bằng pin. Nhưng thời đó pin vẫn phải mua bằng tem phiếu và không nhiều. Do đó, loa phường vẫn còn có tác dụng.


Đặc biệt, trong giai đoạn 1960 – 1980, loa phường còn có tác dụng rất lớn khi truyền thanh các trận bóng đá. “Hình ảnh mà tôi vẫn còn ấn tượng đến giờ là nhiều người tụ tập dưới loa phường nghe tường thuật các trận bóng đá tại sân Hàng Đẫy. Thời điểm đó, vé khan hiếm, không phải ai cũng có vé vào sân. Nếu không có loa phường, mọi người chỉ biết kết quả tỷ số của trận đấu. Giờ có loa phường, mọi người có thể hình dung tường tận về trận đấu”, ông Nguyễn Ngọc Tiến cho biết.


Cùng với thời gian, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, chức năng loa phường cũng dần thay đổi. “Đến nay, với không đô thị tấp nập, trong bối cảnh ô nhiễm tiếng ồn, lại thêm âm thanh của loa phường kiến nhiều người thấy cáu kỉnh, thậm chí bị stress về âm thanh loa phường. Do đó với không gian đô thị, loa phường đã hoàn thành vai trò lịch sử và cần có sự thay đổi”, ông Nguyễn Ngọc Tiến cho chia sẻ.

Rõ ràng, loa phường đang cần có cuộc khảo sát mang tính xã hội học về tính hiệu quả để đánh giá tính hiệu quả. Trong quý I/2017, Sở Thông tin Truyền thông tiến hành khảo sát hiệu quả của loa phường để có tham mưu cho lãnh đạo thành phố về sử dụng hệ thống truyền thanh này.


Theo Nghị định 52/CP của Chính phủ, vai trò của loa phát thanh vẫn được đánh giá cao trong tuyến thông tin cơ sở qua loa phát thanh, đặc biệt với chính quyền xã, vùng sâu vùng xa, loa phường vẫn còn tác dụng trong thông tin về sản xuất nông nghiệp, phổ biến kiến thức... Tuy nhiên, với không gian đô thị, loa phường cần có nhìn nhận, đánh giá lại tình hiệu quả.


“Về mặt thông tin, tại đô thị có vai trò lớn của tổ trưởng dân phố, đoàn thể. Họ được hưởng phụ cấp hàng tháng nên hoạt động có trách nhiệm. Đây là cánh tay nối dài của phường. Thực tế tại các phường nội đô, khi thông báo chính sách của Đảng và Nhà nước và chính quyền sở tại, các tổ trưởng hoạt động khá hiệu quả. Do đó, vai trò thông tin của loa phường càng mờ nhạt. Trong bối cảnh không gian đô thị ồn ào, lại nhiều nguồn thông tin thì loa phường cần xem xét lại cách thức hoạt động. Trong khi vai trò của loa phát thanh tại xã vẫn còn hữu ích thì vẫn duy trì”, ông Nguyễn Ngọc Tiến khẳng định.


Xuân Cường
Loa phường, đa số muốn bỏ, thiểu số muốn giữ nhưng có đổi thay
Loa phường, đa số muốn bỏ, thiểu số muốn giữ nhưng có đổi thay

Liệu loa phường có còn giá trị sử dụng? Nên bỏ hay nên giữ hệ thống loa phường, phương tiện thông tin giờ đây đã bị coi là lạc hậu và không cần thiết? Rất nhiều ý kiến đã được cộng đồng mạng xã hội và người dân đưa ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN