Không nên hình sự hóa hoạt động xuất bản

Đó là ý kiến được nhiều nhà xuất bản (NXB) tại TP Hồ Chí Minh đưa ra trong buổi tọa đàm góp ý kiến về Bộ Luật Hình sự 2015 liên quan đến hoạt động xuất bản, in và phát hành.

Buổi tọa đàm này do Văn phòng Đại diện phía Nam, Hội xuất bản Việt Nam tổ chức vào sáng ngày 21/7 tại TP Hồ Chí Minh.


Theo bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Đại diện NXB Chính trị Quốc gia và Sự thật tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Luật Hình sự năm 2015 có nhiều điều khoản liên quan đến hoạt động xuất bản cần phải sửa đổi.Ví dụ như “Điều 344, quy định tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản” có nhiều từ ngữ phải thay đổi.


Bà Hồng Vân phân tích, theo khoản b Điều 1 quy định khi in trên 2.000 bản đối với từng xuất bản phẩm mà không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật”. Ở khoản này, nên bỏ hoặc sửa “không có bản thảo đã được kí duyệt theo quy định của pháp luật” vì thực tế bản thảo này đã được duyệt hoặc lưu lại NXB hoặc đối tác đã liên kết xuất bản chứ không chuyển cho ông ty in, công ty in chỉ thực hiện in từ NXB gửi tới. Nên việc nhà in phải lưu giữ bản thảo là không cần thiết, quy định như vậy dẫn đến hiểu lầm là nhà in cũng phải lưu bản thảo.


Chúng tôi cũng đề nghị bỏ điểm e khoản 1, vì xuất bản phẩm là một loại hàng hóa mang tính chất thời sự, việc nộp lưu chiểu là cần thiết nhưng thực chất đây chỉ là khâu thủ tục hành chính. Hiện nay đa số NXB đã thực hiện nộp lưu chiểu theo đợt, nếu nộp lưu chiểu như Bộ Luật Hình sự 2015 quy định sẽ ảnh hướng đến hoạt động xuất bản, vì cứ sau một cuốn sách NXB phải đi nộp lưu chiểu ngay, làm như vậy gây phiền hà cho các NXB và giảm tính thời sự cho xuất bản phẩm, nhất là xuất bản phẩm mang tính tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước”, bà Vân cho biết thêm.

Ông Lê Hoàng (giữa), Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, cho rằng các ý kiến của các NXB có thiện chí tốt cho ngành xuất bản phát triển.

Góp ý cho việc sửa đổi những vấn đề liên quan đến Bộ Luật Hình sự 2015, bà Huỳnh Thị Xuân Hạnh, Giám đốc NXB Văn hóa – Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, cũng cho rằng Bộ Luật Hình sự 2015 có phương pháp tiếp cận với tư duy lượng số không phải lượng tính, cách tiếp cận này không đánh giá được chất lượng, mức độ của hành vi cấu thành phạm tội. "Riêng Điều 344, người làm Bộ Luật Hình sự cần chỉnh sửa theo hướng các hành vi vi phạm trong Luật Xuất bản đã bị xử lý nhưng vẫn cố tình vi phạm thì sẽ tiếp tục được xử lý trong Bộ Luật Hình sự. Bởi chúng ta có Luật Xuất bản, trong đó đã có nhưng quy định khá rõ, chặt chẽ về các vi phạm liên quan đến hoạt động xuất bản", bà Hạnh cho biết.

Không nên hình sự hóa hoạt động xuất bản để ngành xuất bản phát triển hơn.

Đồng quan điểm trên, ông Lê Văn Tròn, Phó Chủ tịch Hội in TP Hồ Chí Minh, cũng cho biết không nên hình sự hóa hoạt động xuất bản bằng cách đưa ra điều khoản riêng cho hoạt động xuất bản như Điều 344, hay nói cách khác là nên bỏ Điều 344.


 “Thật không công bằng khi riêng hoạt động xuất bản được hình sự hóa theo như quy định trong Bộ Luật Hình sự 2015 bằng Điều 334. Hiện chúng ta có Luật Xuất bản, những từ ngữ trong Luật Xuất bản rất rõ ràng, cụ thể về những từ ngữ chuyên ngành xuất bản. Nếu Điều 344 không bỏ thì những từ ngữ, thuật ngữ trong điều này cần xem xét và điều chỉnh lại. Ví dụ như tại Khoản 2, Mục B: Sẽ phạt tù từ 2 – 5 năm nếu “thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt”. Mục này cần làm rõ “sai lệch nội dung” theo mức độ, hình thức chi tiết ra sao. Hoặc hay trong Điểm B Khoản 1, có nói “In trên 2.000 bản đối với từng xuất bản phẩm mà không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật”. Chữ “in” là nói ngành in nhưng trong tình huống này không phải là in, bởi nhà in không liên quan đến xác nhận đăng kí xuất bản, giấy phép xuất bản. Đoạn này cần sửa là “xuất bản 2.000 hoặc đặt in 2.000”, ông Tròn góp ý.


Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, cho biết những nội dung đóng góp trong buổi tọa đàm là những ý kiến rất sát sườn, chính đáng của các NXB sẽ giúp ngành xuất bản, in ấn tốt hơn. Theo đó, những đóng góp này sẽ được tổng hợp thành văn bản và gửi cho lãnh đạo Hội Xuất bản Việt Nam để Hội trình và kiến nghị các cơ quan chức năng (Bộ Tư pháp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin truyền thông, bộ phận biên soạn Bộ Luật Hình sự 2015) sửa đổi.

Hoàng Tuyết
Gỡ khó cho các nhà xuất bản
Gỡ khó cho các nhà xuất bản

Tính đến hết tháng 11/2015, trong số 63 nhà xuất bản (NXB), chỉ có 24 NXB (38,1%) đảm bảo đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Xuất bản về vốn, trụ sở, nhân lực - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị cơ quan chủ quản NXB năm 2015 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 8/1.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN