Kết nối trực tuyến việc làm 6 tỉnh, thành phía Bắc

Ngày 25/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối thị trường lao động; trong đó các doanh nghiệp tuyển đa dạng từ công nhân đến các nhân sự quản lý cao cấp. Điều đó cho thấy nhu cầu tuyển dụng gia tăng khi doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Chú thích ảnh
Hình thức phỏng vấn trực tuyến kết nối giữa đơn vị tuyển dụng và người lao động. Ảnh: XL

Phiên giao dịch việc làm trực tuyến lần này dự kiến có sự tham gia của 78 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với hơn 8.600 vị trí việc làm.

Tại Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức kết nối đồng thời tại Sàn giao dịch việc làm trung tâm 215 Trung Kính (Cầu Giấy), 144 Trần Phú (Hà Đông) và 13 sàn vệ tinh. Việc kết nối trực tuyến nhăm đảm bảo công tác phòng dịch, tránh tập trung đông người”, ông Vũ Quang Thành cho biết. Có 30 doanh nghiệp Hà Nội tham gia với hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển dụng.

Theo ông Vũ Quang Thành, nhìn bảng thông tin đăng ký của doanh nghiệp cho thấy rất nhiều doanh nghiệp khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang tuyển dụng hàng trăm công nhân. Đơn cử như:Công ty TNHH Giày Aleron (Thanh Hóa) cần 1.000 công nhân may; Công ty TNHH Luxsh ARA ICT Việt Nam cần tuyển 500 công nhân, Công ty SP May mặc Bắc Giang LGG tuyển 500 công nhân… Trong khi đó, tại thị trường lao động Hà Nội tập trung nhiều vào dịch vụ, bán lẻ, lắp ráp, xây dựng.

Từ nguồn dữ liệu lao động đến đăng ký tìm việc trên sàn việc làm Hà Nội và từ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã đẩy thông tin đến số điện thoại và mail mà người lao động đăng ký để lao động chủ động kết nối việc làm; đồng thời qua sàn giao dịch việc làm, Trung tâm thực hiện tư vấn giữa người lao động và sử dụng lao động trên các tiêu chí giữa hai bên để tăng tính kết nối giữa hai bên.

Chú thích ảnh
Một số lao động đến trực tiếp phỏng vấn tìm việc làm tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội. Ảnh: XL

Thông qua kết nối trực tuyến anh Trần Trong Hiếu (Sóc Sơn) cho biết: Tôi muốn tìm việc về quản lý kinh doanh. Qua thông tin trên sàn việc làm, tôi tìm hiểu kết nối với chuỗi siêu thị YTM smart market để tìm hiểu về vị trí và đặc điểm công việc.

Trong khi đó, ông Nguyễn Cao Quang, giám đốc điều hành chuỗi siêu thị YTM smart market cho biết: Dịp này đơn vị tuyển 30 nhân sự bán hàng và nay qua sàn việc làm tuyển được một nửa số ứng viên. Đa phần lực lượng lao động về quê nên việc phỏng vấn thực hiện qua hình thức trực tuyến.

Theo ông Vũ Quang Thành, việc kết nối trực tuyến giữa các thị trường lao động địa phương nhằm thực hiện giải pháp kết nối về thị trường lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động phục hồi sản xuất dịp cuối năm. Bên cạnh đó, người lao động cũng tìm kiếm được việc làm, quay trở lại thị trường lao động. Phiên giao dịch việc làm tổ chức gần dịp lễ, tết là lúc mà các đơn vị cần nguồn lao động hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất.

Qua thu thập của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng lao động dịp cuối qua kênh trên tăng. Các đơn vị gia tăng tuyển dụng lao động bán thời gian phục vụ dịp lễ, tết.

XM/Báo Tin tức
Môi trường, biến đổi khí hậu là chủ đề cuộc thi viết thư UPU 2022
Môi trường, biến đổi khí hậu là chủ đề cuộc thi viết thư UPU 2022

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Đoàn, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ chức lễ Tổng kết trao giải cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) trực tuyến và phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 (2022).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN